DMCA.com Protection Status
top of page
Ảnh của tác giảphong nguyen ngoc

Văn Chỉ Kim Lan Ở Đâu | Gốm Sứ Kim Lan Hà Nội

Thực ra phải gọi là Văn từ (có mái che) mới đúng, vì làng Kim Lan có người đỗ đại khoa, nên theo lệ xưa, làng được dựng Văn từ để thờ các tiên Nho. Văn chỉ Kim Lan nằm ở giữa cánh đồng, hướng Bắc, ở khoảng giữa bên con đường từ quán Tuần Bãi ra Cạnh Triều, nhìn thẳng vào gian giữa của đình làng. Khuôn viên Văn chỉ rộng 300m có xây tường hoa. Văn chỉ xây hình cánh cung, trước có 2 cột đồng trụ.


Cạnh cửa Văn chỉ có 2 tấm bia đá, phía trước có cái sập chân quỳ xây bằng gạch, và ximăng để các quan viên ngồi. Trong Văn chỉ có ban thờ đức Khổng Tử, hai bên có bệ thờ. Hằng năm vào ngày đinh đầu tháng 2 và tháng 8, các quan viên trong Hội Tư Văn tổ chức tế vị Tổ sư của đạo Nho, và các vị đỗ đạt của làng. Văn chỉ có bia công đức của gia đình cụ Cả Toan, hiện nay đặt tại chùa Lựa.


Tấm bia Văn chỉ được dựng vào năm Thành Thái thứ 9, có nội dung như sau:


吾鄉文址崇祀


先聖祔以鄉先迪眾德舊矣。耳古河決草 木叢焉,曰[]望是同之宿龜紅園,原以吉屈 於財弗果,鄉中有婦人阮氏秤者諸,諸蜀當 其事鄉人義之於,是經之[]之乃乃石凡規 制,一從其朔閱月工竣嗟,氏一婦人耳而肤 若是意者[]先進之靈,有以默喻其衷耶氏於 前年既出錢壹百五十貫,田壹畝五高,以 為文[]公用之費。今又為此舉詢有心人也,既[ ][][]書始[][]石,所以報氏者[]于碑陰。


氏存曰凡春秋祀祭各有儀禮。


氏舅四月初七日忌,顯考阮貴公字曰善 號忠正。


氏姑拾一月初貳日忌。


顯妣吳氏一號玄行。


氏天七月十八日忌,阮貴公字忠直,氏


生即阮氏秤號妙正。


氏男八月十一日忌,阮字長號平易。


忌日均用[]盛豬首壹,面紙金銀百錢, 美酒行禮。


春秋丁祭日物得祔享于先達之次。


成泰九年十二月二十日。


嘉林縣金蘭社交會同記。


Phiên âm:


Ngô hương văn chỉ sùng tự Tiên thánh phụ dĩ hương tiên địch chúng đức cựu hĩ. Nhĩ cổ hà quyết thảo mộc tùng yên, kiểm viết [] vọng thị đồng chi túc quy hồng viên, nguyện dĩ cát khuất ư tài phất quả. Hương trung hữu phụ nhân nghĩa chi ư, thị kinh [] chi nãi chuyên nãi thạch phàm quy chế, nhất tòng kỳ sóc duyệt nguyệt công thuận, sai thị nhất phụ nhân nhĩ nhi khư, nhược thị ý giả tiên tiến chi linh, hữu dĩ mặc dụ kỳ trung da thị ư, tiền niên ký xuất tiền nhất bách ngũ thập quán, điền nhất mẫu ngũ cao, dĩ vi văn [] công dụng chi phí.


Kim hựu vi thử, cử tuân hữu tâm nhân dã, ký [] [] [] thư thuỷ [] ] thạch tịnh sở dĩ ; Tồn viết phàm xuân thu tự tế các hữu nghi lễ. bảo thị giả [] vu bị âm. Thi Thị Cữu tứ nguyệt sơ thất nhật kỵ. Hiển khảo Nguyên quý công, tự Viết Thiện, hiệu Trung Chính, Thị Cô thập nhất nguyệt sơ nhị nhật kỵ. Hiển tỷ Ngô Thị Lớn, hiệu Huyền Hạnh.

Thị Thiên thất nguyệt thập bát nhật kỵ. Nguyễn quý công, tự Trung Trực. Thị Sinh, tức Nguyễn Thị Xứng, hiệu Diệu Chính Thị Nam bát nguyệt thập nhất kỵ. Nguyễn, tự Trưởng, hiệu Bình Dị Kỵ nhật quân dụng [] thịnh chư thủ nhất, diện chỉ kim ngân bách tiền, phù tửu hành lễ.


Xuân thu Đinh tế nhật, vật đắc phụ hưởng vu tiên đạt chi thứ.


Thành Thái cửu niên thập nhị nguyệt nhị thập nhật. Gia Lâm huyện, Kim Lan xã Giao hội đồng ký.


Dịch nghĩa:


thi Tôn thờ văn chỉ của xã nhà.


Các bậc Tiên chỉ trong làng được thờ chung với Tiên thánh, ấy là cái đức tốt từ xa xưa vậy. Trước đây, do đê sông bị vỡ, cỏ cây xâm lấn mọc um tùm, văn chỉ cũng vì thế mà hư hại đổ nát. Nay trong làng có các bà như Nguyễn Thị Xứng là một trong những người có lòng hiệp nghĩa ở trong làng đã chủ động tự xuất của cải riêng ra để mua gạch, đá tu sửa lại văn chỉ của làng. trước là để thờ Tiên thánh, sau là để thờ các bậc Tiên hương trong xã. Năm ngoái, các bà lại xuất 150 quan tiền và 1 mẫu 5 sào ruộng để cho làng chi phí vào việc công của làng. Trước tấm lòng nghĩa cử ấy, toàn xã cùng nhau nhất trí báo ân các bà hoặc những người thân của các bà tại Văn chỉ, rồi dựng bia khắc chữ để truyền lại mãi về sau. Hàng năm, hễ đến các mùa xuân thu, nhị kỳ thì các bà đều được hưởng theo nghi lễ.


Thị Cữu (giỗ ngày mùng 7 tháng 4). Hiển khảo của bà là Nguyễn quý công, tự Viết Thiện, hiệu Trung Chính cùng được phối hưởng.


Thị Cô (giỗ ngày mùng 2 tháng 11). Hiển tỷ của bà là Ngô Thị Lớn, hiệu Huyền Hạnh cùng được phối hưởng Thị Thiên (giỗ ngày 18 tháng 7). Những người thân của bà là Nguyễn quý công, tự Trung Trực và Thị Sinh (tức Nguyễn Thị Xứng, hiệu Diệu Chính) cùng được phối hưởng.


- Thị Nam (giỗ ngày 11 tháng 8). Người thân của bà họ Nguyễn, tự Trưởng, hiệu Bình Dị cùng được phổi hưởng.


Hàng năm, hễ đến ngày giỗ thì đều dùng 1 thủ lợn, 100 tiền vàng giấy, trầu và rượu để hành lễ. Ngoài ra, những vật hiến tế các bậc Tiên hiền ở các

mùa xuân thu thì các vị trên đều được phụ hưởng.


Ngày 20 tháng 12 năm Thành Thái 9 (1897). Giao hội xã Kim Lan, huyện Gia Lâm cùng ký.

54 lượt xem0 bình luận

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page