DMCA.com Protection Status Tục Cưới Hỏi Và Tang Ma của người làng gốm cổ Kim Lan | Gốm Sứ Thanh Hương Hà Nội
top of page
Ảnh của tác giảphong nguyen ngoc

Tục Cưới Hỏi Và Tang Ma của người làng gốm cổ Kim Lan | Gốm Sứ Thanh Hương Hà Nội


Cụ Tình vợ cụ Việt Hồng
Cụ Tình vợ cụ Việt Hồng

1 Cưới gả


Người xưa cho rằng "Gái thập tam, nam thập lục” là có thể dựng vợ gả chồng, nhưng ở làng Kim Lan 70-80 năm trước, có con trai 12 tuổi đã lấy vợ, con gái 15-16 tuổi đã lấy chồng. Ở lứa tuổi này, cả nam và nữ chưa có bất kỳ khái niệm nào về tình chồng vợ. Sau ngày cưới, chú rể trẻ con cũng theo cha mẹ mừng rằng: “Nhà mình có thêm người làm rồi!”.


Ngày ấy, nhiều nhà chưa có buồng riêng, nên chồng vẫn ngủ với bố và anh trai, còn vợ thì ngủ cùng giường với mẹ chồng và chị dâu. Hằng ngày, trong khi người vợ phải cùng mẹ chồng thức khuya dậy sớm lo cơm nước rồi ra đồng chăn trâu, cắt cỏ thì người chồng vẫn chỉ chơi bời, đánh bị, đánh đáo. Có cặp lấy nhau dăm năm mà vẫn chưa nhập phòng.


Một cụ ở làng năm nay 88 tuổi kể lại rằng, cụ được cha mẹ cưới cho từ năm 13 tuổi, vợ 17 tuổi. Cụ ông lấy cụ bà là do cha mẹ xếp đặt, chứ hoàn toàn không biết yêu đương là gì. Bảy năm sau, khi cụ ông 20 tuổi, cụ bà 24 tuổi mà vẫn ngủ riêng một cách vô tư.


Mà con gái ở quê 24 tuổi chưa sinh con thì đã là muộn rồi. Sốt ruột quá, một đêm, khi chú em đang ngủ say sưa, chị dâu bàn với chồng, khênh người em đem sang đặt bên cạnh vợ đang ngủ ở gian bên cạnh. Nửa đêm tỉnh dậy, cụ giật mình thấy người bên cạnh mặc yếm trắng lốp thì ù tế chạy về chỗ cũ ngủ tiếp.


Sáng hôm sau, cụ trách: "Chị

làm trò gì thế, em không thích đùa thế đâu?”. Chị dâu chỉ biết cười trừ, và vẫn đùa dai, phải kiên trì ba lần mới được. Năm nay cụ ông 88 còn cụ bà 92 tuổi, cả hai cụ vẫn khoẻ mạnh, trí óc minh mẫn.


Trước đây ở Kim Lan, việc lấy vợ lấy chồng chủ yếu do cha mẹ hai bên sắp đặt. Nhà có con gái ngoan ngoãn, được các gia đình có con trai để ý từ khi 9-10 tuổi. Việc dạm hỏi không có mối manh, thường do một người bà con họ nội, họ ngoại ở xóm đó mách bảo. Muốn công việc thành công thì “liệu con gả chồng", xin đừng “đũa mốc mà chòi mâm son đâu nhé. Làng vẫn giữ kiểu “môn đăng hộ đối”, nghĩa là con nhà nghèo thì tìm nhà người con gái có hoàn cảnh tương tự, xin đừng đánh tiếng với con nhà giàu, hoặc con nhà cụ Bá, cụ Lý, thì không ổn đâu. Đến nay, người làng còn kể, nhà cụ Lý nọ .


có cô con gái xinh đẹp, bấy giờ có chàng trai con nhà nghèo đến dạm hỏi. Biết việc khó thành, nhưng không có cớ gì để khước từ, đành phải nói thách với nhà trai nộp đủ 100 đồng thì cho cưới. Một trăm đồng ngày ấy to lắm, một sào đất chỉ có giá độ 20 đồng là cùng. Nhà trai xoay xoả mãi chỉ được có 80 đồng đành bỏ cuộc.


Thủ tục cưới gả ở làng thường qua các bước sau:


Chạm ngõ


Sau khi đánh tiếng, mọi việc êm xuôi thì tiến hành chạm ngõ. Người làng nói, tối chạm ngõ là tối bỏ đi,


nghĩa là buổi đó không thành thì cũng không sợ mang

tiếng với làng. Buổi tối đi chạm ngõ thường chỉ có hai

người là mẹ đẻ và một bà cô, bà dì đi cùng.

Lễ vật mang theo một chục quả cau, một chục lá trầu, và có thêm

một ít vỏ quạch, tất cả để trong một cái th thúng khảo, bên

trên đậy vỉ buồm.


Chạm ngõ thường đi vào lúc tối nhọ

mặt người. Đến nhà gái, sau khi chủ khách hàn huyên

chuyện trên trời dưới biển một lúc lâu thì nhà trai mới

đi vào chuyện chính. Sau khi nhà trai ngỏ lời, thì bà mẹ

cô gái bao giờ cũng nhún nhường đáp lại: "Ông bà bên

nhà có lòng thương cháu thì thật quý hoá nhưng cháu

nó còn đần và vụng lắm!”.


Trước khi chia tay, bao giờ

nhà trai cũng hỏi bà mẹ ngày giờ và năm sinh cô gái để

đi xem tuổi, vì theo lệ xưa lấy vợ phải xem tuổi đàn bà.

Người ta kiêng tuổi Thân, Dần, Tỵ, Hợi và Tý, Ngọ,

Mão, Dậu vì là tứ hành xung.


Lại kiêng mệnh của từng

người theo Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Thí dụ hai người

mệnh mộc lấy nhau thì giàu có, vì lưỡng thổ thành sơn,

người mệnh kim không lấy được người mệnh mộc, vì

kim khắc mộc.


Xem tuổi xong, cách ba tốt, đến tối thứ tư, sau lần chạm ngõ, nhà trai lại đem lễ vật đến nhà gái gồm cau, trầu, vỏ để bàn chuyện chính thức cho lễ ăn hỏi, từ cách thức, lễ nghi, đến mọi thủ tục liên quan. Sau lễ này, nhà trai xin phép được mang cau biếu nhà gái. Chỉ biếu hơn 100 cau để mời chú, bác, cô, dì, ai không đến đượ thì đem đến nhà biếu một quả, báo tin cháu gái sắp lấy chồng


Sau lễ này, chàng trai phải đi sêu bố mẹ vợ tương lai. Trước đây, dân gian có câu:

Lấy vợ phải cưới liền tay

Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha.


Khi dạm hỏi đôi bên con trai con gái ít khi tường mặt, nên để lâu ngày bị người đời bình phẩm rồi ngãng ra là chuyện thường. Cưới ngay còn đỡ tốn kém vì chỉ phải đi sêu một lần, gồm có gạo nếp, đỗ xanh, một cặp gà (một gà trống và một gà mái). Sêu tháng 8 thì tháng 9 có thể xin cưới được. Nhà nghèo chưa có tiền cưới thì trong năm phải đi sêu vào tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5, tết Cơm mới tháng 10 và tết Cả.


Gần đến ngày cưới, nhà trai mang cơi trầu đến nhà gái xin cưới.


Lệ làng bắt buộc dù giàu nghèo thế nào thì nhà trai cũng phải mang lễ vật đến nhà gái, vì để giữ thể diện, chứ không thể cho không con gái được. Nhà nghèo, nhà trai chỉ mang một mâm xôi và một cái thủ lợn để nhà gái làm cỗ mời chú, bác, cô, dì. Còn số đông, khi ướm hỏi về đồ sính lễ, nhà gái thường nói: “Xin nhà trai một cái lễ tùy tâm”.


Lễ tùy tâm nhưng cũng khá thịnh soạn. Tiền mặt 20 đồng, nhà khá giả vài trăm đồng. Hai con lợn, mỗi con 100 cân ta, 100 cân gạo nếp, 200 cân


gạo tẻ, 50 chai rượu ty (rượu của hãng được nhà nước cấp phép). Năm 1940, tại một gia đình tương đối khá giả của làng, lễ vật mang đến nhà gái gồm có:


Tiền mặt 20 đồng,

Một con lợn chín độ 60kg làm thịt pha làm 4 phần (gọi là 4 đùi); 3 đùi luộc chín, 1 đùi để sống, giữ nguyên cả nội tâm.


Hai cái giò, mỗi cái dài 40cm. Một giò nạc, pha 7 phần thịt nạc pha với 3 phần bì lợn thái hạt lựu; một cái giò thủ, có đủ tai, mũi, mắt, gói thật khéo sao cho khi xất giò, người ta thấy đủ các thành phần vừa nêu. Để làm hai cái giò này, có nhà cầu kỳ sang tận chợ Bưởi mua thịt.


Bún độ 7kg,

Bánh chưng 20 cái

Một vò rượu (độ 10 chai ty) khoảng 7 lít

Các lễ vật này mỗi thứ được xếp vào một cái mâm thùng hình vuông cỡ 6-70cm sơn son thếp vàng, mượn của hàng giáp. Mâm thùng có nắp đậy, 4 góc phía dưới có lỗ để xâu thừng nhuộm đỏ để cho các chàng trai khiêng.


Sau năm 1940, đồ sính lễ có đơn giản hơn, gồm thịt lợn chín bằng hai con lợn, gạo nếp, gạo tẻ mỗi thứ một thúng, 2 vò rượu và mấy chục quả cau.


Nhưng cuộc đời không chỉ giản đơn là có “đi”, đôi khi vì thương con ngon của nên còn có "lại" nữa. Cụ Nguyễn Hào Phú, khi lấy vợ đã có bằng Séc-ti-vi-ca, lấy

cụ Chánh hương hội, đã được cụ hậu đãi. Lúc đến xin cưới, mọi việc xong xuôi, bố vợ cho chàng rể Đồng hồ, bút máy, mấy đồng mua sách; mấy bộ quần áo ta, quần áo Tây, trong đó có cả bộ comple loại đắt tiền nhất.


Quần áo ta thì có ba lớp: trong áo trắng, giữa áo đoạn (áo gấm), ngoài cùng là áo sa có thêu hoa. Ngoài ra, bố vợ lại đỡ cho ba tháng học phí nữa.


Buổi sáng hôm cưới, chú rể đến nhà gái, mang l đến các nhà mà nhà gái phải gửi giỗ như ông cậu của vợ, bà dì, nếu là con của chi thứ phải mang lễ đến nhà thờ Tổ. Lúc sắp rước dâu, ông cậu, bà dì cho cháu rể thường là 2 hào, có khi 5 hào và nói:


"Ông cho cháu 2 hào về mua con gà giống". Khi nhận tiền, chú rể đều phải quỳ và lễ người đó hai lễ. Tiến góp lại, có khi đủ để thuê một sào đất công được một chương (thời hạn) là 5 năm, cặp vợ chồng này cày cấy lấy hoa lợi làm vốn riêng. Vốn lớn dần, có người dành mua được hai sào tư điển.


Rước dâu

Chọn một cụ cao tuổi, có khi là cụ Chánh, cụ đổ cô 70, gia đình song toàn, có dâu rể, cháu nội ngoại dẫn đầu đoàn rước dâu. Chủ nhà bao giờ cũng đưa cho cụ vài đồng tiền lẻ loại 2 hào, 5 hào. Cụ mặc áo the khăn -ếp, tay cầm bó hương đen; tiếp sau là các ông trẻ, bà rẻ rồi mới đến cô dâu, chú rể, và các phù dâu, phù rể.


cỗ bàn đám cưới chỉ ăn gọn trong một ngày, nhà có đông khách khứa thì ăn hai ngày. Đám cưới ở làng thường đón dâu vào giờ Dậu (6-7 giờ tối). Khi đoàn rước về đến cổng, thì đã có một cái cối đá úp xuống ở giữa ngõ, người ta lấy một nắm rơm đốt lửa hơ lên trên, để cô dâu bước qua.


Khi cụ cầm hương đến giữa sân thì cắm bó hương vào bát hương trên nhang án, để ngay sau đó làm lễ tế tơ hồng.


Nhang án đặt trước cửa gian giữa nhà, hướng ra đường, bên trên có đặt mâm ngũ quả, bát hương, lọ hoa. Phía trước nhang án có trải một cái chiếu hoa, chú rể quỳ trước, cô dâu quỳ sau. Một cụ đồ đẹp lão, viết bài văn tế lên giấy hồng điều, đứng bên nhang án đọc.


Khi đọc văn, đến đoạn nào phải vái thì người tuyên văn ra hiệu để chú rể, cô dâu vái. Đọc văn xong ông đưa chén rượu lễ, chú rể uống trước, cô dâu uống sau. Lễ xong, hai vợ chồng đi chào ông chú bà bác bên nội. Cũng như bên nhà gái, các vị đều cho các cháu 2 hào hoặc 5 hào để làm vốn. Hai người khi nhận tiền xong đều vái tạ.


Lúc này, các vị nhà gái đưa dâu đều ngồi vào mâm ăn cỗ. Số lượng người đi đã được nhà trai cử một người theo đoàn đón dâu, khi đoàn rước dâu từ, nhà gái xuất phát thì người này đi nhanh chân về trước báo số lượng người ăn để sắp mâm cho vừa đủ.


Lại nói, khi đoàn rước dâu từ nhà gái đi được 50m thì gặp trẻ con chăng dây tơ hồng. Dây là thừng nhuộm hồng hoặc là cây rom có những quả chín đỏ.



Cụ cầm hương thường vui vẻ cho cháu 1-2 hào, các cháu lại dọn dây cho đi. Có đám gặp hai ba lần, có đám không gặp trẻ chăng dây lần nào. Người làng tối kỵ bị cắt dây, nên thường vui vẻ xử sự, từ xưa chưa bao giờ để chuyện đó xảy ra.


Khi làng có đám cưới, bố mẹ một số nhà bảo con “Nhà ấy có đám đấy, mày có đi nhập tịch không?”. Thế là mấy đứa trẻ cỡ 12-13 tuổi được thể đứng sẵn bên đường, khi đoàn rước dâu đi qua là nhập đi theo đoàn Khi đoàn rước dâu về đến nhà thì chúng chỉ được phép đứng ở ngoài đầu ngõ. Khi gia chủ bưng mâm mời nhà gái, thì đồng thời cũng giải chiếu, bưng mâm mời đám trẻ con nhập tịch. Mâm cỗ cũng có đủ các thứ như mời khách và cũng chỉ ngồi 5 trẻ một mâm như người lớn.


Cỗ đám cưới của một nhà bình dân, ở nhà gái gồm có: Một đĩa giò thủ, một đĩa giò hạt lựu, hai đĩa thịt luộc, một đĩa thịt xào, một đĩa nội tâm; riêng nhà trai có thêm một đĩa giò nạc.


Ngày xưa, đám cưới ở Kim Lan không có lệ mừng tiền. Các cụ bề trên ở hai họ thường phát lộc bằng tiền như đã kể ở trên. Người sang có chữ thì mừng câu đối. Câu đối viết lên nhung, lên lụa màu đỏ rồi treo lên tường. Nội dung câu đối mừng phải bám sát gia cảnh chú rể thì mới hay. Cụ Nguyễn Phú Hào kể, cách đây 70 năm có hai cụ, một ở Bắc Ninh, một ở Nam Định, là bạn thân đồng thời cùng làm việc cho cụ Cửu Quýnh.


Lần ấy, cụ ở Nam Định cưới vợ cho cháu đích tôn. Khi đi nhà thầy đồ viết chữ, cụ ở Bắc Ninh phải nói rõ các mố quan hệ và nhấn mạnh là ông nội của chú rể vẫn còr sống. Nội dung câu đối mừng phải hội đủ các ý tứ ấy Câu đối viết:


南海高堂歡酒酌

北城親友好心終

Nam hải cao đường hoan tửu chước

Bắc thành thân hữu hảo tâm chung

Nội dung câu đối khá hay, được nhiều người đến dự tán thưởng. Các vị vừa ăn cỗ vừa đọc.


Trước đây, bài văn tế tơ hồng thường theo mộ mẫu viết sẵn. Có khác chỉ là ngày tháng và địa điểm làng xã huyện của các cặp vợ chồng. Bài văn tế tơ hồng thời xưa do nghệ nhân Nguyễn Đức Chỉnh cung cấ như sau:


Tơ hồng văn

Tơ hồng Nguyệt lão Thiên tiên!


Vị tiền viết:


Phàm hữu nghinh hôn. Tất cốc lễ dã!

Cung duy

Thiên tiên.

Đạo đồng thiên địa

Đức phối càn khôn

Lương thời sính lễ

Cát nhật nghĩnh hôn Duyên hài lưỡng tính Nghĩa hợp nhất môn Bách niên phu phụ Vạn đại tử tôn Thật lại Thiên tiên đa phù chi chí đức dã Cẩn cốc Kính dĩ: Thái hiệu Phục Hy thị chi thần Phối phục duy thượng hưởng!


Sau đây là nội dung một bài văn tế tơ hồng tại là cưới ông Nguyễn Việt Hồng, diễn ra ngày 6 tháng 9 năm Canh Dần (1950), văn do cụ Phó lý Phạm Văn Đôn viết, nội dung có nhiều thay đổi theo phong cách mới:


Văn tế tơ hồng (Ngày 6-9 Canh Dần 1950)

Tuế thứ Canh Dần niên. Thu thiên Cửu nguyệt kiến Bính Tuất. Sóc Kỷ Mão. Sơ lục nhật Giáp Thân.

Đại Nam quốc, Hưng Yên tỉnh, Văn Giang huyện, Xuân Quan tổng, Kim Quan xã. Nguyễn Việt Hồng thủ bản xã nhân Nguyễn Thị Tình vi thê. Tư hôn sự đi thành. Cẩn dĩ phỉ nghi. Cảm chiêu cáo vu: Thái hiệu Phục Hy thị (chi thần) - Tơ Hồng Nguyệt Lão Thiên Tiên- Vị tiền viết:


Âm dương là đạo hoá sinh tạo vật bởi có cơ có ngẫu; Phu phụ ở đầu luân lý thành gia vì thuận vợ thuận chồng.


Nên cẩn thuỷ dạy chưng Lễ nội;

Mà hảo cầu sáng ở Thi trung. Kẻ Tấn người Tần, nguồn ân bể ái; Duyên ưa phận đẹp, lá thắm chỉ hồng. Tin nhạn đi về, hai họ vẹn tròn đạo cả. Giao loan chắp nối, trăm năm ghi tạc chữ đồng. Vu quy gặp buổi tinh kỳ, cầu ô đã bắc; Hoàn thú đương khi tuyết hậu, tổ thước vừa xong. Việc phối thất dẫu rằng nhân định; Nối nhân duyên định bởi hoá công.


Gọi chút khiết thành trước án biện dâng một lễ xin để soi xét. Nén hương thấu đến Cửu trùng giám lâm tới đó tế độ vô cùng.


Kết tóc se tơ, êm bề hảo hợp; Nâng khăn sửa túi, trọn nghĩa xướng tòng.

Việc cửa việc nhà, khuya sớm gia công tần tảo;


Tiếng cầm tiếng sắt, nhỏ to vào dịp cung thương.

Mừng vui cá nước, xum họp trúc thông, nổi tròn lại úp vung tròn;

Trai hiền gái thảo, (rể quý dâu ngoan), đất tốt trồng cây cũng tốt.

Con dõi cháu dòng. Nhờ thần ủng hộ để người cậy trông


2 Tang ma


Người xưa quan niệm “sống gửi thác về, người th 70 trở lên khi mất về với tiên tổ thì gọi là “già làm hội nên để làng xóm khỏi chê cười thì cháu con dù khó mấy cũng phải cố lo tang ma cho chu đáo. Việc đầu tiên là đem cơi trầu đến trình với Lình cả của giáp mình và Hội Tư văn. Các giáp nhỏ ít người thì nói với cả giáp nội (đằng bố) và giáp ngoại (đằng mẹ).


Người vọng quan viên rồi, có cha mẹ mất thì phải thịt một con lợn pha thành 6 mảnh, có đủ cả thủ và nội tâm đặt vào mâm ngăn sơn son thếp vàng rồi đem ra đình để các quan viên tế yết thần. Tế xong, lễ vật chuyển về 4 miếu. Ông đăng cai của các giáp nhận phần, chia cho cho các ông Linh. Người nào vắng mặt, phải mang phần biếu đến tận nhà.


Nếu là dân thường, có cha mẹ mất, lễ yết ở đình chỉ có cau, trầu rượu. Nhà giàu có tổ chức phúng viếng ba ngày, có quan viên đến tế, gọi là Tế ngu. Tế lúc chưa đưa ma, là tế người vừa mất. Sau đó họ hàng người thân mới lần lượt vào phúng.


Người họ gần viếng 1000 vàng thoi (10 dây), 100 cau khô; người họ xa, bạn hữu thì viếng 500 vàng thoi (5 dây), và 50 miếng cau khô. Cùng với vàng và cau, một số người còn đem câu đối viếng. Người 70 tuổi trở lên viếng câu đối bằng vải vàng hoặc vải đỏ; người 69 tuổi trở xuống thì viếng câu đối

trắng. Câu đối viết trên vải Trúc bâu hoặc vải phin trắng, dài 5 thước ta, bề ngang 1 thước.


“Mực” viết là nước lá đỗ ván giã nhỏ, sau ba năm hết tang, gia chủ đem giặt kỹ, nhuộm nâu và may áo mặc. Chữ trên câu đối phải thể hiện được rõ vai vế của người viếng như con, cháu, anh em họ thúc bá, thông gia hay đồng môn. Chữ viết không rõ để xảy ra nhầm lẫn là thất lễ. Khi viếng xong, một người trong gia đình lấy que xâu và treo câu đối lên tường. Nhà có nhiều câu đối viếng là đám ma to. Tục viết câu đối viếng còn giữ đến gần đây.


Hơn 20 năm trước, có cụ đi viếng bố của ông thông gia mất, đáng lẽ phải viết là “nam tử”, nhưng do ông đồ viết thiếu chữ nam, gây hiểu lầm, nên câu đối phải bỏ lại.


Bữa mời các cụ chiều hôm trước có việc soạn giai. Người con trưởng mặc áo xô, đầu đội mũ rơm, quỳ xuống, nói rõ ngày mai đưa tang vào lúc mấy giờ, có mấy khiêng nhà vàng, bình tính, vọng chủ (nhang án) và hành ngơi (để trầu cau). Nếu các trai đinh của giáp còn thiếu thì có thể mời giáp ngoại (chuyện này ít khi xảy ra, vì mời giáp ngoại lại phải làm đủ thủ tục như mời giáp nội, khá tốn kém). Thông thường thì phải mượn trai khiêng từng thứ một. Những người này được hưởng phần như người làng, ngoài ra còn thêm một mâm xôi, một cái thủ.


Phục vụ cho lễ viếng là phường kèn. Nhà khá mời

4 người, 2 kèn (1 kèn đại, 1 kèn trung) và 2 trống; nhà

bình dân mời 1 kèn và 1 trống. Phường kèn đều d người làng đảm nhiệm. Trước đây ở làng có cụ Sự là Chùm trưởng; cụ Lịch, cụ Tại thổi kèn; cụ Thoa, cụ Đức đánh trống giỏi. Chỉ khi nào khuyết người, các cụ ở làng mới nhờ cụ Cả Đan ở làng Sứa, cụ Cả Sử ở Giang Cao, cụ Đức Tuấn ở Đông Dư.


Kèn thường thổi đến 10 giờ đêm. Lúc này người đến viếng đã vãn, để người mới mất khỏi buồn, nên vào thời gian này thường diễn ra việc “ca kèn”. Ca kèn là ông thổi kèn dùng lời văn vần thay con khóc bố mẹ; cháu khóc ông, bà; con rể khóc nhạc phụ, nhạc mẫu... Sau đây là lời một người con khóc mẹ:


Mẹ về Cung quế mẹ ơi

Để con góc bể chân trời bơ vơ

Ba năm nhang khói phụng thờ

Lòng con nhớ mẹ bao giờ cho nguôi


Tiếng kèn thổi nỉ non réo rắt vào lúc đêm khuya càng làm cho con cháu thêm buồn thương, để đáp lại, những người này thường có chút tiền thướng (tiền thưởng). Hôm đầu tiên, gia chủ bồi dưỡng cho thợ kèn một mâm xôi, và một cái thủ. Hôm sau đưa đám xong, gia chủ đem biếu một mâm xôi, một cái nọng và số tiền từ 3 đến 5 hào.


Trong khi gia chủ lo các việc như nhập quan, phục hồn, tiếp người phúng viếng thì trai dinh của giáp tuổi từ 18 đến 40 lo việc đào huyệt, chồng đòn. Đòn làm bằng gỗ lim, gồm hai đòn dọc và 4 đòn ngang, có 16 người khiêng. Buổi sáng hôm đưa đám, các đô tùy đến , nhà ăn cơm rượu rồi giải tán. Khoảng gần 10 giờ, những .


người này trong trang phục áo cánh nâu, thắt lưng sồi bỏ múi ra bên cạnh, xếp hàng vào ngồi ở một dãy chiếu trước sân, mỗi người được mời một miếng trầu và một chén rượu để riêng vào một cái đĩa. Chỉ huy đô tùy là một ông Chấp hiệu. Ông dùng hai thanh tre vot to như hai ngón tay, dài 30cm gõ làm hiệu. Nhất nhất các đô tùy đều phải theo hiệu lệnh ấy. Khi 8 người khênh cữu đặt lên đòn xong, 16 người đứng dàn hai bên đòn, thì ông Chấp hiệu gõ cách, cách vào hai thanh tre, miệng nói: “Tiền đòn cho chí hậu đòn, tả hữu hai bên làng nghe cho lọt.


Một hồi thì bỏ đi, một tiếng thì mó tay vào, hai tiếng thẳng cánh, ba tiếng thì làng lên vai, ba tiếng làng đi răm rắp". Trước đây, người mất thường chôn cất tại các ruộng tư tại Chung Tàu, khu Bò Vàng, Cánh Buồm, chỉ có nhà không có tư điền thì mới chôn ở ruộng chùa. Việc đưa đám thường diễn ra vào lúc 10 giờ sáng. Khi đặt linh cữu lên đòn xong, người ta úp lên trên một nhà táng, trên có hai phủ phất giống như cái biển đều viết chữ Á.


Một cái biển đặt bên vọng chủ (nữ có chữ "Trinh thuận”; nam có chữ "Trung cần"). Đến mộ, nhà táng thường bị trẻ con nghịch ngợm, lấy giấy đỏ mà không bị cấm, sau đó người ta đem đốt bộ khung nhà táng làm bằng tre, và cắm hai cái phủ phất vào mộ, còn cái quạt bên vọng chủ thì rước về nhà thờ 100 ngày sau mới đốt.


Đường từ nhà ra huyệt chỉ dài hơn 1km, nhưng các đô tùy cẩn thận và chậm rãi đi hai bước lại lùi một bước, nên 3-4 giờ chiều mới đến nơi. Theo lệ làng, việc khiêng linh cữu không được dừng nghỉ, nên phải có hai tốp đô tùy thay nhau khênh.


Chỉ có nhà giàu có mới dừng ở giữa đường, trên ruộng của nhà để các quan viên tế. Tuần tế ở giữa đường thường ngắn hơn ở nhà. Chôn cất xong thì đã xế chiều. Khi rước vong về đến nhà, nhà có chân quan viên thì tổ chức một tuần tế, tuần tế ngày gọi là tế tổ tiên. Sau đó, người con trai trưởng khăn ngang, áo xô, tay che miệng, nói:


"Thưa các cụ, thưa các lình, hôm nay bố tôi tốt số hai 50, gia đình chúng tôi đã có nhời với làng, với hàng giáp đưa bố tôi về nơi an nghỉ cuối cùng, nay gia đình tôi có nắm xôi rắn để giả nợ làng, xin phép các cụ để trai làng vỡ phần”.


Sau lời ấy, thịt lợn được vỡ ra. Thịt, xôi bốc vào mâm gỗ lót lá chuối. Xương và thịt bạc nhạc cho vào nấu với bầu hoặc cà. Việc thái thịt chia phần phải làm cho thật khéo và đầy đủ. Thí dụ chân giò lợn có 8 móng cái, móng con.


Móng con ở phía trong bàn chân ngon hơn, xếp bàn nhất, còn móng cái xếp bàn nhì. Riêng các ông Lình (bàn nhất), có được phần là một miếng tai, miếng mũi gọi là phần kính biếu. Có nhà do thất thố, làm các cụ phật lòng không ăn cỗ, người làng gọi là ngả vạ. Người con trai trưởng phải quỳ xin lỗi, có khi nói mãi các cụ mới nghe.


Cỗ đám ma của nhà bình dân chủ yếu là thịt lợn thái phay; nhà giàu, cỗ có từ 6-8 đĩa gồm giò nạc, giò bì, giò nây, đĩa lòng, đĩa thịt lợn, đĩa xào; canh ăn kèm có canh chuối, canh khoai, canh bí. Nhà cụ Hàn Quýnh cả hai giáp nội, giáp ngoại đều to nên khi cụ mất các con làm cỗ hai tầng. Khi khách về có phần biếu riêng là xôi và thịt.


Sau đó, nhà quan viên có tế tứ cửu (49 ngày). Trước đây ở Kim Lan số nhà nghèo không phải là ít. Nhà không mời được phường kèn, không mời được hàng giáp (tùng tiệm lắm cũng phải có 1 con lợn để hàng giáp chia phần) nên người nhà là cháu con, và hàng xóm tự lo liệu mọi việc.

5.570 lượt xem0 bình luận
Chậu Cây Cảnh Thanh Hương

CHẬU CÂY GIÁ SỈ

Gạch Thông Gió Đỏ Hoa Cúc  30x30x4

GỐM SỨ XÂY DỰNG

Đôn sứ thấp thanh hương

ĐÔN SỨ GIÁ SỈ

CHUM NGÂM RƯỢU GIÁ SỈ

CHUM NGÂM RƯỢU 

Bình Hoa Đẹp Thanh Hương Bát Tràng

BÌNH HOA ĐẸP

Chậu xi măng lục giác thanh hương

CHẬU XI MĂNG

GỐM SỨ THANH HƯƠNG

Hộ kinh doanh:Nguyễn Thị Thanh Hương

Mã số thuế:01J8020674

Mã số người nộp thuế:8742002802 - 001

Ngày cấp : 18 / 03 / 2022

Nơi cấp:Phòng Tài Chính Kế Hoạch,Huyện Gia Lâm,TP Hà Nội

Địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh: Thôn 03,Kim Lan,Gia Lâm,Tp Hà Nội.

☛ Địa Chỉ Xưởng:Số nhà 02,ngách 95/3,Ngõ 95,

Kim Lan,Gia Lâm,Tp Hà Nội.

☛ Địa chỉ xưởng gốm sứ tâm linh:thôn 02 Bát Tràng,Gia Lâm,Hà Nội.thăm xưởng

☛ Địa chỉ xưởng gốm sứ gia dụng : xóm 03, Giang Cao,Bát Tràng,Gia Lâm Hn . Thăm Xưởng

☛ Địa chỉ Showroom Bình hút Lộc Bát Tràng Thanh Hương : Ngõ 72,Giang Cao,Bát Tràng,GL,HN.

☛ Hotline 1 (Zalo):0399.634.626 (24/7)

☛ Hotline 2 (Zalo):0962334368

☛Giao nhận hàng hóa: 0977.373.38(Zalo/Whatsap) 

Email:gomsuthanhhuonghanoi@gmail.com

Xưởng Gốm Sứ Nguyễn Thị Thanh Hương

1 NGÂN HÀNG OCEAN BANK:

Chủ tài khoản:Nguyễn Thị Thanh Hương

STK: 80180100172900016

Chi nhánh:Bát Tràng,Gia Lâm,Hà Nội

DMCA
Viettelpost
Ahamove
GHN
best express
logo-gom-su-thanh-huong
da-thong-bao-bo-cong-thuong
bottom of page