Trong bài viết này,mình xin giới thiệu chi tiết các ngôi miếu tại làng gốm Kim Lan như:lịch sử hình thành,các thần tích,kiến trúc,được xây dựng khi nào…
1. Miếu Cả và sự tích thần Cao Biền.
Vị thần thờ ở miếu Cả là Cao Biền. Đây là một nhân vật lịch sử khá đặc biệt. Trước nay, dưới con mắt của các sử gia và cả của người dân Việt, sự đánh giá công trạng của ông không phải lúc nào cũng nhất quán. Để rộng đường nghiên cứu, chúng tôi giới thiệu phần viết về Cao Biền in trong Đại Việt sử ký toàn thư, do Quốc sử quán triều Lê biên soạn Cao Huy Giu phiên dịch; Đào Duy Anh hiệu đính, chú giải và khảo chứng, NXB Khoa học Xã hội-1972:
Nhâm Ngọ [862] (Đường, Hàm Thông năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2, người Nam Chiếu lại vào cướp.
Mùa đông, tháng 10, bọn Nam Chiếu 5 vạn người đến cướp, Tập cáo cấp. Vua Đường sai lấy quân hai đạo Kinh Nam, Hồ Nam 2000 người và các con em nghĩa chinh ở Quế Quản (vì họ ứng mộ theo quân nên gọi là nghĩa chinh) 3000 người, đến Ung Châu theo mệnh lệnh
của Trịnh Ngu để đến cứu. Khi ấy Nam Chiếu đã vây phủ, quân cứu viện không thể đến được. Tập chỉ đóng cửa thành cố giữ mà thôi.
Quý Mùi (863] (Đường, Hàm Thông năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, ngày canh ngọ, người Nam Chiếu lấy được phủ thành, người tả hữu của Tập đều chết, Tập đi chân cố sức đánh, người trúng mười cái tên, muốn xuống thuyền của giám quân, thì thuyền đã đi xa bờ rồi, bèn nhảy xuống nước chết cả 70 người. Liêu thuộc là Phàn Xước đem ấn tín binh phù của Tập sang đò qua sông trước được thoát. Tướng sĩ các châu Kinh Nam, Giang Tây, Ngọc, Nhạc, Tương hơn 400 người chạy đến phía đông thành giáp bờ sông, bọn ngu hậu Kinh Nam Nguyên Duy Đức bảo quân rằng: “Chúng ta không có thuyền xuống nước tất chết, chẳng bằng lại trở về thành, đánh nhau với người Man, một người ta đổi lấy 2 người Man cũng lợi”.
Mới quay về thành, vào cửa Đông La (tức là cửa đông của La Thành An Nam). Người Man không phòng bị, bọn Duy Đức thúc quân đánh giết được hơn 2000 người Man. Đến đêm tướng Man là Dương Tư Tấn mới từ trong thành nhỏ đem quân ra cứu, bọn Duy Đức đều chết cả. Nam Chiếu hai lần đánh Giao Châu, vừa giết vừa bắt gần 15 vạn người.
Giáp Thân [864] (Đường, Hàm Thông năm thứ 5). Vua Đường cho tổng quản kinh lược sứ là Trương Nhân kiêm trông coi việc Giao Châu, tăng thêm quân ở trấn
Hải Môn cho đủ số 25.000 người, sai Nhân tiến quân lấy lại phủ thành. Mùa thu, tháng 7, Nhân dùng dằng không dám
tiến. Hạ hầu Tư tiến cử kiệu vệ tướng quân là Cao Biền làm đô hộ tổng quản kinh lược chiêu thảo sứ, bao nhiêu quân tướng của Nhân đều trao cho cả. Biền lúc nhỏ tự là Thiên Lý, cháu của Nam bình vương Sùng Vănđời đời coi giữ cấm binh, lại chịu khó đọc sách, thích bàn luận việc xưa nay, người trong quân đều khen ngợi. Lúc còn ít tuổi, giúp việc Chu Thục Minh.
Một hôm có hai con chim cắt cùng bay, Biền giương cung muốn bắn, lại khấn rằng: “Nếu ta lớn lên được quý hiển thì bắn trúng”, bắn một phát trúng cả hai con. Mọi người kinh ngạc, gọi là “lạc điêu thị ngự sử. Ông được thăng dần lên đến chức Hữu thần sách đô ngu hậu. Khi người bộ lạc Đảng hạng làm phản, Biền đem hơn 1 vạn cấm binh đóng ở Trường Vũ, nhiều lần có công, phong làm Tần châu phòng ngự sử, lại có công. Lúc ấy Nam Chiếu chiếm cứ đất ta, cho nên sai Biền sang thay Nhân.
Ất Dậu [865) (Đường, Hàm Thông năm thứ 6). Mùa thu, tháng 7, Biền trị quân ở trấn Hải Môn, chưa tiến, Giám quân là Lý Duy Chu ghét Biền muốn tống đi, nhiều lần giục Biền tiến quân. Biền đem 5000 quân vượt biển đi trước, hẹn Duy Chu đem quân ứng viện.
Biền đi rồi, Duy Chu cầm quân còn lại không đi. Tháng 9, Biền đến huyện Nam Định và Châu Phong, người Man gần 5 vạn đang gặt lúa, Biền đánh úp, chúng tan cả, chém được bọn Trương Thuyên, thu lấy lúa đã gặt để nuôi quân.
Bính Tuất [866] (Đường, Hàm Thông năm thứ 7). Mùa hạ, tháng tư, Nam Chiếu bổ Đoàn Tù Thiên làm Thiện Xiển (Thiện Xiển là đô khác của người Nam Chiếu, ở tây bắc Giao Châu) tiết độ sứ, sai Trương Trấp Tư giúp Tù Thiên đánh Giao Châu; cho Phạm Nật Ta làm đồ thống An Nam ta, Triệu Nặc Mi làm đô thống Phù Đa. Giám trận nhà Đường sai Vi Trọng Tể đem hơn 7000 quân đến châu Phong, Biền được thêm quân, tiến đánh Nam Chiếu, nhiều lần đánh được. Tờ tàu thắng trận gửi đến trấn Hải Môn, Duy Chu đều giấu đi. Mấy tháng không có tin tức gì, vua Đường lấy làm lạ, mới hỏi Duy Chu. Duy Chu tâu rằng Biền đóng quân ở Châu Phong, ngồi nhìn giặc không chịu tiến quân. Vua Đường tức giận, sai Hữu vũ vệ tướng quân là Vương Yến Quyền thay Biền, và đòi Biền về kinh đô, ý muốn biếm phạt nặng.
Tháng ấy, Biền đánh tan quân Nam Chiếu, giết chết và bắt được rất nhiều. Nam Chiếu thu quân còn sót chạy vào châu thành cố giữ. Mùa đông, tháng 11, Biền vây châu thành hơn 10 ngày, người Man rất khốn quẫn. Thành sắp hạ, vừa lúc Biền nhận được thư của Vương
Yến Quyền bảo là đã cùng với Duy Chu đem đại quân từ trấn Hải Môn tiến đi. Biền đem việc quân trao cho Trọng Tế, rồi cùng với hơn 100 người bộ hạ về Bắc. mal (...) on Boul grong no
1 Tháng 11, ngày Nhâm Tý, vua Đường xuống chiếu cho các lộ quân Giao Châu, Ung Châu, Tây Châu đều giữ bờ cõi, không được tiến đánh nữa; đặt Tĩnh Hải Quân ở Giao Châu, cho Biền làm Tiết độ sứ (từ đây cho đến triều nhà Tống, An Nam thành Tĩnh hải quân tiết trấn). Từ khi Lý Trác xâm nhiễu, rồi người Man cướp phá, đến gần 10 năm, đến đây mới yên. Biền giữ phủ xưng vương, đắp La thành vòng quanh là 1982 trượng lẻ 5 thước, thân thành cao 2 trượng 6 thước, chân thành rộng 2 trượng 5 thước, lầu nhìn giặc 55 sở, cửa ống 6 sở, cử nước 3 sở, đường đi bộ 34 sở. Lại đắp đê vòng quanh 2125 trượng 8 thước, thân cao 1 trượng 5 thước, chân rộng 2 trượng. Lại làm hơn 40 vạn gian nhà.
Qua các tư liệu trên có thể nói, trong 9 năm trị nhậm ở Giao Châu, Cao Biền đã làm được hai việc lớn: Đó là ông dùng binh đánh tan quân Nam Chiếu, lập lại trật tự trên đất Giao Châu. Ông còn là Tổng công trình sư thiết kế và cho đắp thành Đại La, để 144 năm sau, khi lên ngôi vua, Lý Thái Tổ đã cho dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Biết ơn người đã chọn được thế đất rồng chầu hổ phục làm kinh sư cho muôn đời, trong Chiếu dời đô, Lý Thái Tổ đã gọi Cao Biền là Cao Vương. Nhà
sử học Dương Trung Quốc, trong bài “Câu chuyện đời đổ” in trên báo Lao động cuối tuần số 23 từ 18-20 tháng 6 năm 2010, viết: “Hơn thế, định đô trên đất của “Cao vương” rồi, Lý Công Uẩn còn phong luôn Cao Biền làm thành hoàng của Thăng Long. Một ứng xử rất cao thượng và cao tay”.
Dấu ấn của Cao Biền còn in đậm nét tại làng Kim Lan, huyện Gia Lâm, qua bản Cao Vương thần sự tích.
奉抄高王神事跡
粵昔南天肇服,牛斗分疆,鴻厖氏聖祖 迭興,歷觀山川之便驩州大地建立京都,義 山形彊,修造宮殿,父傳子繼,祚享久長,二 千餘年,皆以雄王為尊號。蜀安陽王即位, 繞五十年趙武來侵攻取其國,五世為王一百 四十九年,更歷前李後李。吳王建國,南北 分爭,我越繼屬隋唐。懿宗咸通六年,命高 駢為都護將軍,將兵討南詔。遂置靜海軍於 安南城,以高駢為節度使。通天文地理, 相地形勢,亦以六甲神符無不精貫。築大羅 城於瀘江之西,周圍三十里以居焉。自小江 從瀘江入沿城北而流,經過其南回抱羅城,
抵青池之河柳社與銳江合。乘輕舟順流入 小江,忽見老人鬚髮盡白,容貌甚異,游泳 水中,談笑歡然,駢知是神人,驚異壓之, 乃命其江為蘇瀝江、辰天下太平,國家無事 或問津智水,栽明月於分流,或散步僩山 伴青風之曠野,閒觀山水,歷涉周流,途 行經過京北道、順安府、嘉林縣、金蘭鄉, 見得地脈山川有情,形如玉几,且民風俗淳 厚,家人給足。意欲留居之,乃使左右臣二 人,名濯名褚,建作營居,與民耕作農桑, 興便除害,薰陶風俗。人皆愛戴之。後高王 歸北國,鄉民追思其功德,乃型繪神像立廟 祀之,常有靈應。歷至丁黎李陳姓,開創護 國救民,各加贈封福神,血食香火,再放春 秋國祭,禮用三牲,使民奉事,猗歈休哉。 Phiên âm:
Cao vương thần sự tích
Việt tích Nam thiên triệu phục, ngưu đẩu phân cương, Hồng Bàng thị thánh tổ dật hưng, lịch quan sơn xuyên chi tiện Hoan Châu đại địa kiến lập kinh đô, nghĩa sơn hình cường, tu tạo cung điện, phụ truyền tử
kế, tộ hưởng cửu trường, nhị thiên dư niên giai dĩ Hùng Vương vi tôn hiệu. Thục An Dương Vương tức vị, tài ngu thập niên Triệu Vũ lại xâm công thủ kỳ quốc, ngũ thế vị vương nhất bách tứ thập cửu niên, cánh lịch tiền Lý, Hậu Lý. Ngô vương kiến quốc, Nam Bắc phân tranh ngã Việt kể thuộc Tùy Đường. Ý Tông Hàm Thông lục niên, mệnh Cao Biền vi Đô hộ tướng quân, tương binh thảo Nam Chiếu, toại trí Tĩnh Hải quân sự An Nam thành, dĩ Cao Biền vi Tiết độ sứ. Biền thông thiên văn địa lý, tướng địa hình thể, kiêm đi lục giáp thần phù, vô bất tinh quán.
Trúc Đại La thành ư Lô giang chi tây, chu vi tam thập lý dĩ cư yên. Tự tiểu giang tòng Lo giang nhập duyên thành bắc nhị lưu, kinh quá hồi nam hồi bão La thành, chỉ Thanh Trì chi Hà Liễu xã dữ Nhuệ giang hợp. Biền thừa khinh chu thuận lưu nhập tiểu giang, hốt kiến lão nhân tu phát tận bạch, dung mạo thậm dị, du vịnh thủy trung, đàm tiểu hoan nhiên, Biền tri thị thần nhân, kinh dị áp chi, nãi mệnh kỳ giang vi Tô Lịch giang. Thời thiên hạ thái bình quốc gia vô sự, hoặc vấn tân trí thuỷ, tài minh nguyệt ư phân lưu; hoặc tản bộ nhàn sơn, bạn thanh phong chi khoáng dã, nhàn quan sơn thuỷ, lịch thiệp chu lưu, đồ hành kinh quá Kinh Bắc đạo, Thuận An phủ, Gia Lâm huyện, Kim Lan hương, kiến đắc địa mạch sơn xuyên hữu tình, hình như ngọc kỷ, thả dân phong tục thuần hậu, gia nhân cấp túc. Ý dục lưu cư chị, nãi sử tả hữu
thần nhị nhân, danh Trạc danh Chử, kiến tác doanh cư, dữ dân canh tác nông tang, hưng tiện trừ hại, huấn đào phong tục. Nhân giai ái đới chi. Hậu Cao Vương quy Bắc quốc, hương dân truy tư kỳ công đức, nãi hình hội thần tượng lập miếu tự chi, thường hữu linh ứng. Lịch chí Đinh Lê Lý Trần tính, Khai sáng hộ quốc cứu dân, các gia tặng phong phúc thần, huyết thực hương hoa, tải ban xuân thu quốc tế, lễ dụng tam sinh, sử dân phụng sự, y du hưu tại!
Dịch nghĩa:
Sự tích thần Cao Vương
Kể từ trời Nam mở nước, cương vực phân chia, Thánh tổ họ Hồng Bàng trải xem non nước, thấy đất Hoan Châu rộng lớn bèn kiến lập kinh đô, tu tạo cung điện, cha truyền con nối hưởng phúc dài lâu, hơn 2000 năm đều lấy tôn hiệu là Hùng Vương. Thục An Dương Vương lên ngôi, mới được 5 năm thì Triệu Vũ đến đánh, chiếm lấy nước này, năm đời làm vương, được 149 năm, rồi lại trải các đời Tiền Lý - Hậu Lý. Ngô Vương lập nước, Nam Bắc phân tranh, nước Việt ta tiếp đó nội thuộc Tùy - Đường. Niên hiệu Hàm Thông thứ 6 đời vua Ý Tông (865), sai Cao Biền làm Đô hộ tướng quân đem binh đi đánh nước Nam Chiếu, rồi đặt Tĩnh Hải quân ở thành An Nam, dùng luôn Cao Biền làm Tiết độ sứ. Biền thông thiên văn địa lý, giỏi xem thế đất, lại kiêm cá bấm độn yểm bùa, không gì không thông thạo. Cho
đắp thành Đại La ở phía tây sông Lô, chu vi 30 dặm để ở. Từ con sông nhỏ theo sông Lộ vào sát phía bắc thành rồi lại xuôi xuống phía nam ôm vòng lấy La Thành, đến xã Hà Liễu huyện Thanh Trì thì hợp lưu với sông Nhuệ. Biền cưỡi thuyền nhẹ thuận dòng vào sông nhỏ, bỗng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, dung mạo kỳ dị đùa tắm ở giữa sông, nói cười vui vẻ, biết là thần nhân nên rất kinh sợ, bèn đặt tên sông ấy là sông Tô Lịch. Bấy giờ thiên hạ thái bình, quốc gia vô sự, Biền khi thả thuyền trên sông ngắm trăng sáng giữa dòng. Lúc tản bộ lên núi bạn cùng đồng không gió mát, nhàn xem sơn thuỷ trải khắp non sông.
Trên đường qua hương Kim Lan, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, đạo Kinh Bắc, thấy nơi đây địa mạch sông núi hữu tình, hình dạng như chiếc ghế ngọc, mà nhân dân phong tục thuần hậu, nhà nhà sung túc nên có ý muốn lưu lại nơi đây, bèn sai hai bề tôi là Trạc và Chử xây dựng nhà ở, cùng dân cày cấy, phát triển nông tang, dấy lợi trừ hại, dạy bảo thuần phong mỹ tục, người người đều yêu kính đội ơn. Sau Cao Vương về Bắc quốc, dân làng tưởng nhớ công đức bèn tô vẽ hình tượng lập miếu để thờ, luôn được linh ứng. Trải các triều Đinh-Lê-Lý-Trần đều gia tặng là: Khai sáng Hộ quốc Cứu dân, phong làm Phúc thần, hương hoả thờ cúng. Lại ban cho hai kỳ xuân thu quốc tế, lễ phẩm được dùng tam sinh (bò, dê, lợn), sai dân phụng thờ. Thật tốt đẹp thay!
Theo lời kết trong bản Cao vương thân sự tích: “Sau Cao Vương về Bắc quốc, dân làng tưởng nhớ công đức tô vẽ hình tượng lập miếu để thờ. Như vậy miếu Cả ở Kim Lan được khởi dựng vào cuối thế kỷ IX, trên một gò đất cao hơn 3m, ngay từ khi Cao Biền còn sống. Đầu thế kỷ XX, miếu rơi vào cảnh sập sệ, tường đổ ngói xô, dân làng thấy gạch lát nền và ngói miếu Cả giống như gạch ngói trong Hoàng thành Thăng Long. Sau đó, dân làng chuyển miếu Cả về dưới xóm Bến, cách miếu cũ độ 500m. Miếu được xây 5 gian, lợp ngói. Khuôn viên đền rộng mẫu sào 9 thước, có nhiều cây cổ thụ, trong đó có 3 cây gạo đường kính 1m.
Hậu cung miếu đặt tượng Cao Biền bằng đá, nặng khoảng 500kg. Tượng tạc ở tư thế ngồi, đầu đội mũ trụ, mặc áo thêu hình rồng. Toà tiền tế có nhiều đồ tế khí như hương án, hoành phi, câu đối, kiệu và voi to sơn đen. Khoảng năm 1963, miếu bị dỡ. Tượng Cao Biền được 8 người khiêng đưa về đặt tại đầu hồi bên phải toà tiền đường của ngôi chùa làng. Gần đây dân làng còn tìm thấy ở vườn chùa một phù hương cỡ lớn, ở mặt trước của phù hương đắp nổi hình hai long mã, có 4 móng chân ngựa, ở lưng ngựa có hình bát quái, thân ngựa có vẩy, đầu ngựa biến thành đầu rồng. Chính giữa phù hương có mặt hổ phù, bên trên là hình chim phượng.
Dưới mặt hổ phù có một ô vuông khắc hai chữ “Trung doanh”, phía trên hình sóng nước có hai chữ “Ngũ linh”Phù hương này trước đây được đặt trước tượng Cao Biển tại miếu Cả.
Năm 2000, khi đất bãi Kim Lan bị lở, tại vị trí miếu Cả trước đây đã để lộ nền móng bằng sỏi lèn đất giống như móng kiến trúc của đời Trần. Ở bên ngoài móng phía bờ sông, thấy có giếng thơi đường kính 1m, quanh thành xếp các loại bao nung, giống như giếng nước ở Thiên Trường, Tức Mặc, tỉnh Nam Định, đất phát tích của vương triều Trần. Ngoài ra, tại nền miếu còn được lát bằng gạch nung vuông 50cm, dày 10cm, bề mặt có hoa cúc nổi, giống như gạch lát cung điện trong hoàng thành Thăng Long.
Miếu Cả có 7 giáp trông nom, thờ phụng: Đoài Tả, Đoài Hữu, Lựa Đoài, Yên Đoài, Bên Trung, Lựa Trung, Yên Lạc.
2. Miếu Thượng
Thuộc địa phận xóm Thượng, nhìn hướng Tây, bị lở xuống sông Hồng từ năm 1950. Miếu thờ Trạc Linh, là bề tôi của Cao Biền. Miếu có ngựa trắng. Miếu có 7 giáp trông nom, thờ phụng: Chung Chính, Duyên Ninh, Thụ Ninh, Trung Thịnh, Thịnh NamTrung Thôn, Thượng Thôn.
Thuộc địa phận xóm Triển, nhìn hướng Tây. Miếu thờ Chử Việt, bề tôi của Cao Biền. Miếu có ngựa xám, bộ bát kích, kiệu, tán, lọng. Miếu có 6 giáp trông nom, thờ phụng: Yên Phú, Khánh Hòa, Hòa Thượng, Hòa Hạ, Bên Đông, Thái Hòa. Miếu bị dỡ năm 1963, chỉ lại còn nền móng.
3. Miếu Triền
Thuộc địa phận xóm Triền, nhìn hướng Tây. Miếu thờ Chử Việt, bề tôi của Cao Biền. Miếu có ngựa xám, bộ bát kích, kiệu, tán, lọng. Miếu có 6 giáp trông nom, thờ phụng: Yên Phú, Khánh Hòa, Hòa Thượng, Hòa Hạ, Bên Đông, Thái Hòa. Miếu bị dỡ năm 1963, chỉ lại còn nền móng
4. Miếu Bản và kiến trúc miếu Bản
Qua các triều đại, Nguyễn Thạch Việt được các đời vua phong là Đương cảnh Thành hoàng Thạch Việt phổ phúc Linh thánh và vợ là Vĩnh Phúc Khát Hòa phu nhân, ông bà được nhân dân Kim Lan thờ miếu Bản.
Miếu Bản kết cấu theo kiểu chữ nhị, gồm 3 gian tiền tế và 3 gian hậu cung.
Tiền tế 3 gian xây theo kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, phía trước trổ 3 cửa vòm, phía trên đắp nổi cuốn thư đề 3 chữ: Ta ta Tôi linh từ. Trên bức cuốn thư đắp hình rồng chầu mặt trời. Phía dưới sát vòm cửa đắp nổi tứ quý.
Sát hai hồi là hai trụ biểu, trên đỉnh đặt hai sư tử đầu hướng vào nhau, dưới là các ô đèn lồng. Bộ khung gỗ của miếu làm kiểu chồng rường giá chiêng; đầu các con rường đều được chạm hoa lá, các
đấu kê hình hoa sen. Trên thượng lương ghi các năm trùng tu miếu là năm 1933 và 1994. Phía trên gian giữa treo bức đại tự: 7 + * R Tế thế an dân, hai gian bên cũng treo đại tự. Gian bên phải treo bức: a b A Từ bi quảng đại và gian bên trái: 4 15 44 Hệ Phật đồng phó giáng. Dưới là cửa võng sơn son thếp vàng chạm lộng, chạm thủng các đề tài: Rồng chầu mặt trời, tứ linh, tứ quý. Phía dưới đặt một hương án, hai bên có 2 hạc gỗ và bộ bát bửu.
Hậu cung: Gồm 3 gian, mái đổ bêtông cột trốn có tạo giả hai vì kèo quá giàng, các cửa để dạng cửa bức bàn. Gian giữa xây bậc cao đặt ngai Thành hoàng bản thổ và phu nhân Trần Thị Khát.
Gần 50 năm trước, miếu Bản ít được coi sóc, có lúc rơi vào cảnh hương lạnh khói tàn, nhưng đến ngày nay, di tích còn may mắn giữ được một số di vật bằng chất liệu gỗ, gốm sứ và đồng, được tạo tác vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, như kiệu bát cống, kiệu long đình, hương án, ngai thờ, cửa võng, hoành phi, câu đối Miếu Bản trước đây có 6 giáp trông nom: Trung Thành, Cả Đông, Đông Chung, Hậu Nghĩa, Bình Thụ, Khang Thụ.
Miếu Bản thờ một danh thần đời Lý, nơi bảo lưu nhiều giá trị nghệ thuật, vào năm đầu của thế kỷ XXI đã được sửa chữa. Ngày 25-3-2003, phó Chủ tịch Uỷ
何懼之有。自然望見一兒露出懷中,立于庭 下。母氏驚起醒覺,道與父公,子是有娠,滿 月生一男子,体面方大,足徵大老之言,形狀 魁梧果肖佛童之像。父母宗族莫不喜悅,乃 依設壇場禱謝神佛。年方三歲以其寺居,固 名曰石越。至拾貳歲,百家諸子,學業精通 兼以武藝,備足佛經諳,多有出人,宗族莫 不稱為充閣之慶。嗟乎!變不允圖,父母繼 沒,三年喪服葬祭如儀,財物一皆空盡。 日遇北凶歛,四顧無依,石公嘆曰:貧賤如 此何以生涯,男子志在躬矢,四海交游,又 何甘與草木俱腐?乃備告謝家室,辭别鄉 鄰與妻陳氏渴,一琴一鹤,攜將書籍,歷徹 東南。途理經過金蘭社,見得木穀豐登,民 人富足,夫妻乃相寄寓,以投入寺僧。夫 則誦經念佛,教授學生,妻則備縫耕稼,女 則無瑕。三四年間,人心孚悅。時李朝高宗 在位,乙巳十年春正月,試天下士人,自十 五歲能通詩書者,侍學御筵,取裴國愾首選 ○公與同學四人並德充補內侍。乙卯十年,
試三敎,賜出身,公一日應中,補為中衛大 夫。戊辰四年,國威州傘圓山蠻劫掠青威鄉 ,其眾甚盛,不可復制。知又安軍事范猷諜 反,招納亡命,分行屯黨,道路不通。公從 上品奉御范秉彝將騰州收兵討平之。時公认 壽年而終,帝命加封血食福神,特頒美字,
敕命使前日所居鄉邑立廟以事之,香火不絕 ,萬代長留,休哉。
金蘭奉事
Phiên âm:
Phụng sao Nguyễn tôn thần sự tích
Thạch Việt tôn thần, kỳ tiên tổ Thương Ngô Quảng Tín nhân, tính Nguyễn, thế gia hào cường, tài dụng sung túc, phụ mẫu niên ngoại tứ tuần vị hữu sinh dục, nhân muộn muộn bất lạc. Đích trực tổ tiên húy nhật, phụ mẫu tương thị thán viết: Ngã gia sở phạp phi tài, thảng hoặc nhất triệu bất thủy, tổ tông phần mộ chúc thác hà nhân, mạc nhược tán tài tạo phúc, năng tu nhân sự, thứ tất thiên ý khả hồi, hà tất khu khu vi thủ tiền lỗ hồ. Ư thị vụ hành nhân nghĩa, chẩn cứu bần phạp. Phàm chư thần từ phật tự vô bất hưng công, bất kể tiền lật.
Tại gia hữu nhất thạch đài việt lập đình trung, nãi thiết nhật tự, hình hội Phật tượng, nhật dạ trai giới hương đăng tụng niệm. Nhất nhật thiên thanh nguyệt bạch, mẫu thị thụy khứ, hốt mộng kiến nhất lần nhân, đầu phát khốc bạch, tướng mạo đường đường, toa vu tự thượng, tòng gia sổ nhập nhân tưởng nhược bát bộ La Hán thị lập tả hữu, tuyên triệu mẫu thị vị viết: Nhữ phu thê câu thị thiện nhân, thi thư xử thế, hiếu đễ truyền gia, phả đa hữu âm chất, thiên bất phụ nhân, ngã gia thượng đế cứu mệnh, hứa nhữ Phật đồng, tạo vãn dĩ định, hà cụ chi hữu. Tự nhiên vọng kiến nhất nhi lộ xuất hoài trung, lập vu đình hạ. Mẫu thị khinh khởi tỉnh giác, đạo dữ phụ công, tý thị hữu thần, mãn nguyệt sinh nhất nam tử, thể diện phương đại, túc trưng đại lão chi ngôn, hình trạng khôi ngô, quả tiếu phật đồng chi tượng. Phụ mẫu tông tộc mạc bất hỷ duyệt, nãi y thiết đàn tràng đảo tạ Thần Phật.
Niên phương tam tuế dĩ kỳ tự cư, cố danh Thạch Việt. Chỉ thập nhị tuế, bách gia chư tử học nghiệp tinh thông, kiêm dữ võ nghệ bị túc, Phật kinh am, đa hữu xuất nhân, tông tộc mạc bất xưng vi xung các chi khánh. Ta hồ! Biến bất doãn đồ, phụ mẫu kế một, tam niên tang phục táng tế như nghi, tài vật nhất giai không tận. Nhất nhật ngộ Bắc hung liễm, tứ cố vô y, Thạch công thán viết: “Bần tiện như thử hà dĩ sinh nhai, nam tử chí tại cung thi, tứ hải giao du, hựu hà cam dữ thảo mộc câu hử”. Nãi bị lễ cáo tạ gia thất, từ biệt hương lân, dữ thê Trần Thị Khát nhất cầm nhất hạc, huề tương thư tịch, lịch triệt đông nam. Đồ lý
kinh quá Kim Lan xã, kiến đắc mộc cốc phong đăng, dân nhân phủ túc, phu thế nãi tương ký ngụ, khất di đầu nhập tự tăng. Phu tắc tụng kinh niệm phật, giáo thụ học sinh, thể tắc bị phùng canh giá, nữ tắc vô hà. Tam tử niên gian, nhân tâm phù duyệt. Thời Lý triều Cao Tông tại vị, At Tỵ thập niên (1185) xuân chính nguyệt, thí thiên hạ sĩ nhân, tự thập ngũ tuế năng thông thì thư giả, thị học ngự diễn, thủ Bùi Quốc Khái thủ tuyển. Công dữ đồng học tử nhân tịnh đặc sung bổ Nội thị. At Mão thập niên (1195) thi Tam giáo, tứ xuất thân, công nhất nhật ứng trúng, bổ Trung vệ đại phu.
Mậu Thìn tứ niên (1028), Quốc Oai châu Tản Viên sơn man kiếp lương Thanh Oai hương, ký chúng thậm thịnh, bất khả phục chế. Tri Nghệ An quân sự Phạm Du mưu phản, chiêu nạp vong mệnh, phân hành đồn đảng, đạo lộ bất thông. Công tòng Thượng phẩm phụng ngự Phạm Bình Di tương Đằng Châu thu binh thảo bình chi. Thời công dĩ thọ niên nhi chung, đế mệnh gia phong huyết thực phúc thần, đặc ban mỹ tự, sắc mệnh sử tiền nhật sở cư hương ấp lập miếu dĩ sự chi, hương hoả bất tuyệt, van dai truong luu, huu tai!
Sự tích tôn thần họ Nguyễn
Tiên tổ của Thạch Việt Nguyễn tôn thần là người Quảng Tín, quận Thương Ngô (Trung Quốc), họ Nguyễn,
là nhà thế gia hòa cường, của cải sung túc. Cha mẹ ngài đã ngoại tứ tuần mà chưa hề sinh nở, vì vậy mà buồn phiền không vui. Gặp ngày giỗ tổ tiên, vợ chồng nhìn nhau than thở: Cái thiếu của nhà ta không phải là tiền của, thảng hoặc một sớm qua đời thì phần mộ tổ tông biết gửi gắm cho ai, chi bằng đem tiền của phát tán tạo phúc, giúp đỡ mọi người, biết đâu ý trời thay đổi, việc gì cứ khư khư ngồi chực lỗ tiền! Thế rồi ông bà chăm lo làm việc nhân nghĩa, chẩn cứu người nghèo đói, phàm các đền Thần chùa Phật, không nơi nào không góp công xây dựng, bất kể hao tổn tiền gạo.
Trong nhà có một thạch đài sừng sững giữa sân, bèn theo đó dựng một ngôi chùa, tô tượng Phật, ngày đêm trai giới tụng niệm. Một hôm trời trong trăng sáng, mẫu thị ngủ thiếp đi, bỗng mộng thấy một cụ già đầu tóc bạc trắng, tướng mạo đường đường ở trên chùa, đi theo có mấy chục người tựa như Bát bộ La Hán đứng hầu hai bên, tuyên triệu mẫu thị vào bảo rằng: “Vợ chồng ngươi đều là người thiện, xử thế có học, hiếu đễ truyền gia, có rất nhiều âm đức, trời chẳng phụ người, Thượng đế nhà ta cứu mệnh, cho người một đồng tử nhà Phật, sớm muộn sẽ được, sao phải lo lắng”. Rồi tự nhiên trông thấy một đứa trẻ xuất hiện trong lòng, ra đứng dưới sân. Mẫu thị kinh hãi tỉnh giấc, kể lại với chồng. Chẳng bao lâu bà có mang, đủ tháng sinh được một cậu con trai, mặt mũi phương phi đáng phải ngợi khen, dáng vẻ khôi ngô hệt
con nhà Phật, cha mẹ và họ hàng tông tộc không vui bèn dàn tràng ơn nhà Năm mới lên ba đã ra chùa nên đặt tên ViệtNăm tuổi Bách gia Chư tử học nghiệp thôngnghệ gồm đủam hiểu kinh Phậthơn ngườihàng tông ai cũng khenBiến cố không ngờcha mẹ ngài nối nhau qua đời tế trong vòng ba năm theo đúng nghi của thảy đều hết sạch Lại gặp lúc phương mùachẳng có nơi nào nhờ vả đượcThạch công rằngNghèo này biết lấy làm kế làm ở cung tênphải giao du bốn biểncam chịu nát Bèn lễ cáo từ biệt làng xómcùng vợ là Trần Thị Khát một hạcdắt díu đem theo sách vở đi về hướng namĐường đi ngang qua xã Kim Lan thấy mùa màng tốtnhân dân giàu chồng lạixin vào làm tăng trong chùaChồng thì tụng niệm Phậtdạy bảo học vợ thì trồng trọt cấy may. Trong khoảng ba bốn mọi lòngBấy giờ đang là triều nhà Lývua Cao Tông Năm thứ 10 năm Ất Tỵ 1185xuân Giêngthi học trò trong thiên hạphàm những
năm thứ 10 (1195), thị Tam giáo ban xuất thân, ngài thi đỗ, được bổ làm Trung vệ đại phu. Năm Mậu Thìn là năm thứ tư (1208), dân Man ở núi Tản Viên châu Quốc Oai cướp phá hương Thanh Oai, thanh thế rất mạnh, không thể ngăn chặn được. Quan Tri Nghệ An quận sự Phạm Du mưu phản, chiêu nạp những kẻ liều lĩnh, chia đóng đồn đảng làm đường sá ách tắc, ngài theo quan Thượng phẩm Phụng ngự Phạm Bỉnh Di đem thu binh ở Đằng Châu đi đánh dẹp. Bấy giờ vì ngài tuổi cao qua đời, vua sai gia phong phúc thần, được hưởng thờ cúng, đặc ban mỹ tự, lại ban sắc sai sứ trước đó về làng lập miếu để thờ, hương khói không dứt, muôn đời còn mãi. Tốt đẹp thay!
Comments