Nằm ở phía Đông Nam kinh thành Thăng Long, bên sông Hồng là làng Bát Tràng, một trong những trung tâm gốm nổi tiếng trong lịch sử. Liền kề Bát Tràng là làng Kim Lan. Trước năm 2000, những hiểu biết của chúng ta về trung tâm gốm Bát Tràng hiện đại là một phần còn lại của làng Bát Tràng cổ xưa. Làng Kim Lan thì dường như bị quên lãng, chưa được điều tra nghiên cứu.
1. Trung tâm gốm Bát Tràng và những vấn đề đặt ra.
Nằm ở phía Đông Nam kinh thành Thăng Long, bên sông Hồng là làng Bát Tràng, một trong những trung tâm gốm nổi tiếng trong lịch sử. Liền kề Bát Tràng là làng Kim Lan. Trước năm 2000, những hiểu biết của chúng ta về trung tâm gốm Bát Tràng hiện đại là một phần còn lại của làng Bát Tràng cổ xưa. Làng Kim Lan thì dường như bị quên lãng, chưa được điều tra nghiên cứu.
Theo tư liệu trong cuốn Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV- XIX, thì trung tâm gồm Bát Tràng là từ làng Bồ Bát (Ninh Bình). Ý kiến này đến nay còn mang nhiều tính giả thiết, vì chưa có đủ những bằng chứng thuyết phục của khảo cổ học. Bởi lẽ, hiện nay người ta vẫn chưa tìm thấy bằng chứng sản xuất gốm ở Bồ Bát cũng như ở Bát Tràng vào thời kỳ này. Năm 1998-1999, tôi đã đến xã Yên Thành, huyện Yên Mô (Ninh Bình) để điều tra về “làng gốm Bồ Bát”, nhưng ở đây không có dấu vết sản xuất gốm. Trong khi ấy, khu vực Mán Bạc, nơi chứa đựng nhiều “huyền thoại” về nghề làm gốm của làng Bồ Bát xưa, chúng tôi đã phát hiện ra di chỉ cư trú thuộc sơ kỳ thời đại kim khí, cách ngày nay hơn 3000 năm.
Cũng từ lâu, dựa vào đôi dòng ghi chép trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi 1380-1442), viết xong năm 1435, chép: “Làng Bát Tràng làm đồ bát chén”, mỗi lần “cung ứng cho đồ cống Trung Quốc (thời Minh) 70 bộ bát chén”. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, làng gốm Bát Tràng có thể được ra đời từ thế kỷ XIV. Quan điểm này được nhiều người ủng hộ, song vẫn không tránh những ng khỏi những nghi vấn khi chưa tìm được thấy bằng chứng của khảo cổ học.
Bát Tràng, như chúng ta đã biết, nằm trong bãi bồi của sông Hồng, nên việc nghiên cứu khảo cổ học ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Năm 1958, khi đào thuỷ lợi Bắc Hưng Hải phía Nam Bát Tràng (giáp Kim Lan), ở độ sâu 12-13m, người ta đã tìm thấy dấu tích cư trú của và những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng xưa. Song, phần lớn những sản phẩm gốm này có niên đại muộn, khoảng thế kỷ XVI-XVIII. Hiện nay, một số gia đình ở Bát Tràng còn lưu giữ nhiều đồ gốm phế phẩm tương tự như cuộc đào trên. Tất cả các bằng chứng này cho ta biết về một giai đoạn lịch sử của làng gốm Bát Tràng. Sưu tập đồ gốm thờ có minh văn, lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và các sưu tập tư nhân, cũng đã phần nào khẳng định rõ hơn về lịch sử sản xuất gốm ở Bát Tràng vào các thế kỷ XVI-XX.
Lịch sử sản xuất gốm vào các giai đoạn sớm của trung tâm gốm Bát Tràng thế nào? Diện mạo làng gốm cổ xưa ở đây ra sao? Quy mô của nó như thế nào?... Đây vẫn là những câu hỏi lớn đối với các nhà nghiên cứu.
Phát hiện khảo cổ học tại khu vực ven sông Hồng ở làng Kim Lan vào đầu năm 2000, thực sự là những phát hiện quan trọng, góp phần làm sáng rõ hơn về lịch sử của trung tâm gốm Bát Tràng trong quá khứ.
2. Phát hiện mới khảo cổ học tại Kim Lan.
Kim Lan là xã nằm cùng dải ven sông Hồng, chỉ cách Bát Tràng một con kênh đào Bắc Hưng Hải. Ở vị trí ấy, Kim Lan và Bát Tràng xưa có lẽ cùng một làng? Đầu tháng 4 năm 2000, nhiều di vật cổ được dân địa phương phát hiện ngẫu nhiên khi bãi bồi ven sông bị sụt lở. Được tin báo, chúng tôi đã đến đây điều tra nghiên cứu. Khảo sát thực địa và nghiên cứu các di vật cổ, chúng tôi thấy rằng, di vật phát hiện được ở đây rất phong phú, bao gồm tiền đồng, gạch ngói, vật liệu trang trí kiến trúc, và đồ gốm. Trong đó, đồ gốm có số lượng nhiều nhất, và có niên đại khá dài từ thời Đường (thế kỷ VII-X) đến thời Lê (thế kỷ XVII-XVIII). Nhiều và phổ biến nhất là gốm thời Trần và gốm thời LêHiện nay, sưu tập các di vật quý này được các cụ trong xã bảo quản rất cẩn thận. Đáng chú ý tại khu vực ven sông xóm Chùa, là nơi đã tìm thấy một số mảnh bát và chén men trắng vẽ lam thời Trần, thế kỷ XIV. Những mảnh gốm này bị méo do nung quá lửa và quanh thân dính xỉ lò, chứng tỏ nó được sản xuất tại chỗ. Xung quanh khu vực này hiện còn xuất lộ nhiều dấu vết cư trú cùng rất nhiều đồ gốm sứ. Đáng chú ý hơn là ở đây có khá nhiều mảnh bao nung, và một số mảnh con kê gốm. Cùng dải ven sông địa phận Xóm Chiền, nhiều bao nung gốm khác cũng được phát hiện. Những chiếc bao nung này có kích thước lớn, và được xếp chồng úp thành hình vòng tròn, đường kính 1,45m. Sau khi xem xét, chúng tôi cho rằng đây có thể là dấu vết của một giếng nước cổ, giống như kiểu giếng đời Trần ở Tức Mặc (Nam Định). Phía trên khu vực phát hiện ra cái giếng này hiện còn rõ dấu tích của một công trình kiến trúc cổ. Dựa vào đặc trưng các vật liệu trang trí kiến trúc: Ngói mũi hài, lá đề và những viên gạch vuông có kích thước lớn trang trí các hoa dây, chúng tôi cho rằng đây là kiến trúc thời Trần.
Những bằng chứng mới của khảo cổ học nêu trên cho thấy, khu vực ven sông xã Kim Lan xưa bên cạnh những dấu vết kiến trúc cổ, ở đây có khả năng còn có những lò gốm hoạt động. Những lò gốm này được hình thành và phát triển từ thời kỳ nào? Đây là câu hỏi mà hiện nay chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu. Dựa vào các di vật gốm, bước đầu chúng tôi suy đoán rằng: Ngay từ thời Trần, Kim Lan đã có những lò gốm hoạt động. Ý kiến này được củng cố thêm khi quanh khu vực này phát hiện được nhiều bao nung, một dụng cụ quan trọng trong sản xuất gốm. Những bao nung này có nét tương đồng như bao nung gốm thời Trần đã tìm thấy ở trung tâm gốm Thiên Trường, Tức Mặc (Nam Định).
Gốm sứ thời Trần tìm được ở đây có rất nhiều loại, bao gồm gốm men nâu đen, gốm men trắng ngà, gốm men xanh ngọc, gốm hoa lam và khá nhiều đồ gốm hoa nâu. Trong đó rất đáng chú ý là những mảnh bát và chén vẽ lam. Những mảnh gốm này có chất lượng khá cao, và phong cách thể hiện hoa văn có thể so sánh với một số tiêu bản đã tìm thấy ở Philipinnes và Indonesia. Điều này cho thấy, nhiều khả năng sản phẩm gốm Kim Lan đã được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Một số mảnh bát, đĩa và lọ nhỏ men trắng vẽ lam, có hoa văn như phong cách gốm Chu Đậu xuất khẩu thế kỷ XV, cũng được tìm thấy ở xóm Chùa. Đáng lưu ý là kiểu lọ nhỏ tương tự như Kim Lan được tìm thấy với số lượng rất lớn trên con tàu đắm dưới đáy đại dương, ngoài đảo Cù Lao Chàm (Hội An) vừa qua. Các phát hiện bên ngoài Việt Nam, ở các nước tiêu thụ, người ta cũng tìm thấy rất nhiều lọ nhỏ tương tự. Từ những manh mối ban đầu này có thể suy đoán rằng, vào thế kỷ XIV, Kim Lan cũng có những lò gốm hoạt động, và có thể có những lò sản xuất gốm hoa lam phục vụ xuất khẩu như Chu Đậu (Hải Dương).
Bên cạnh các di vật gốm thời Trần và thời Lê sơ, gốm thế kỷ XVII-XVIII, thời Hậu Lê cũng tìm thấy với số lượng khá phong phú. Điều này góp thêm tiếng nói cho sự hoạt động kéo dài của các lò gốm Kim Lan thời kỳ này.
Như vậy, những bí ẩn về lịch sử của làng gốm Bát Tràng cổ xưa đã dần được hé mở qua những khám phá mới của khảo cổ học tại Kim Lan. Phát hiện quan trọng này cho thấy quy mô của làng gốm Bát Tràng xưa vốn khá rộng lớn, bao gồm cả những xóm ven sông thuộc xã Kim Lan ngày nay. Những đồ gốm có niên đại sớm tìm thấy tại đây, cho thấy Kim Lan xưa có thể là nơi khởi dựng ban đầu của làng gốm Bát Tràng, và những lò gốm này được hình thành ít nhất là từ thời Trần, khoảng thế kỷ XIII và hoạt động kéo dài sang thời Hậu Lê.
3. Khai quật khảo cổ học tại địa điểm xóm Chùa.
Với kết quả các đợt điều tra và dựa vào nhận định nêu trên, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất kế hoạch khai quật chữa cháy tại khu di chỉ quan trọng này. Vì đây là vùng bị ngập thường xuyên vào mùa mưa và thường xuyên bị lở xuống lòng sông.
Từ ngày 9 tháng 3 đến ngày 15 tháng 3 năm 2001, sau khi có giấy phép khai quật của Bộ Văn hoá-Thông tin, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội tiến hành khai quật tại Kim Lan lần thứ nhất tại khu vực ven sông Xóm Chùa. Đây là khu vực có nhiều dấu vết gốm tập trung. Đặc biệt có khá nhiều vết tích kiểu “trụ móng chân cột” của những công trình kiến trúc cổ trung trái nong trail
Tại khu vực này, chúng tôi cho dọn mặt bằng, làm lộ rõ và đo vẽ các móng kiến trúc. Khoanh vùng các khu vực có dấu vết cư trú và sản xuất gốm. Gần mép sông, xuất lộ rõ dấu vết của một rãnh đất đen ăn sâu vào lòng kiến trúc. Chúng tôi cho đào tìm hiểu rãnh này. Kết quả thật thú vị là trong rãnh tìm được rất nhiều đồ gốm sứ. Trong đó chủ yếu là gốm thời Trần. Đặc biệt ở đây, bên cạnh đồ gốm men ngọc, men trắng, men nâu còn tìm thấy đồ gốm hoa lam. Gốm hoa lam gồm có một mảnh đĩa lớn có đường kính miệng khoảng 45cm, và một chiếc bát lớn còn khá nguyên vẹn. Chiếc bát bị méo hình ô van, trong và ngoài vẽ hoa văn màu nâu sắt. Thành ngoài bát vẽ hoa điểm vân mây hình khánh, giữa lòng vẽ hình hoa cúc. Mảnh đĩa lớn rất đẹp giữa lòng vẽ hình chim phượng và mây, thành trong vẽ hoa cúc dây theo phong cách gốm thời Nguyên (Trung Quốc, lò Cảnh Đức Trấn), thành ngoài vẽ dải hoa văn lá đề. Đáng lưu ý mảnh đĩa này cũng bị méo và dưới đây dính dãy con kê, cho thấy những đồ gốm này được sản xuất tại chỗ, và là sản phẩm của một lò gốm nào đó nằm gần khu vực hiện nay. i am cung BOYA CUỐN V
Tư liệu này rất quan trọngBởi đây địa điểm đầu tiên tìm thấy bằng chứng sản xuất đồ gốm hoa lam cao cấp thế kỷ XIV. Tại địa điểm Dazaifu (Nhật Bản), người ta cũng đào được nhiều đồ gốm Việt Namtrong đó có những đồ gốm vẽ nâu sắt và mảnh đĩa lớn vẽ hoa dây tương tự như ở Kim Lan. Nhưng trước thời điểm của cuộc khai quật này, người ta vẫn chưa biết rằng những sản phẩm gốm đó được sản xuất ở đâu, mặc dù đã xác định đó là gốm của Việt Nam. Theo tư liệu từ phía Nhật Bản, gốm sứ Dazaifu có niên đại khá chắc chắn, khoảng 1330. TU (Na Ap) 7 songs of
vi Những mảnh gốm men ngọc, men trắng ngà tương tự như ở Kim Lan cũng đã được chúng tôi tìm thấy ở các bến bãi vùng Quảng Ninh. Điều này góp thêm bằng chứng về việc xuất khẩu của gốm Kim Lan ra thị trường nước ngoài qua thương cảng Vân Đồn vào thế kỷ XIV.
Hội Vấn đề quan trọng nhất qua việc phát hiện được những sản phẩm gốm này là, trong số đó có nhiều đồ là phế phẩm của lò nung gốm. Chẳng hạn như các bát, đĩa bị sống men, hay bị méo do nung quá lửa. Bên cạnh đồ gốm ở đây còn tìm được nhiều mảnh bao nung gốm. Tư liệu này là cơ sở để chúng tôi suy luận rằng khu vực này xưa đã từng có những lò gốm hoạt động. So sánh với tư liệu ở bên ngoài Việt Nam, chúng ta có thể đoán rằng sản phẩm của lò gốm ở Kim Lan không những đáp ứng thị trường trong nước mà nó còn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, ví dụ như Nhật Bản hay Indonesia, Philipines.
Bên cạnh rãnh đất đen nói trên, chúng tôi cũng mở các hố nhỏ ở sát ép sông. Các hố đào này mở ra nhằm cứu vớt tình thế trước mùa mưa tới sẽ bị lở. Tại các hố khu vực này cũng tìm được rất nhiều đồ gốm, bao gồm đồ sành, đồ đất nung, đò gốm men, vật liệu kiến trúc và mảnh bao nung gốm. Đáng chú ý là ở đây tìm được rất nhiều đồ gốm sớm, niên đại khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ X. Trong đó, có nhiều sản phẩm giống hệt sản phẩm của lò gốm Đương Xá (Bắc Ninh), niên đại thế kỷ IX-X. Đó là các loại vò có 4 hoặc 6 quai ngang và loại bát men xanh xám, trong lòng có vết cạo men hình cánh hoa.
Do vừa mới kết thúc đợt khai quật, nên chúng tôi chưa có thời gian chỉnh lý và thống kê số lượng cụ the cho từng loại hình di vật. Sơ bộ có thể nói rằng, mặc dù mới đào diện tích nhỏ, nhưng ở đây đã tìm được một khối lượng di vật rất lớn. Những di vật này đang được chúng tôi bắt đầu chỉnh lý, gắn chắp và đánh số.
Trên đây mới chỉ là những nhận xét sơ bộ kết quả cuộc điều tra khai quật lần thứ nhất của đoàn chúng tôi tại Kim Lan vừa qua.
Địa điểm này đang đào phải tạm dừng lại do nước sông lên cao. Chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục khai quật địa điểm này vào cuối năm nay. Để bảo vệ di tích không bị lở vào mùa mưa này, được sự ủng hộ của nhân dân và chính quyền địa phương, chúng tôi cũng đã dùng đá khối kè xung quanh khu vực các hố đào ven sông. Hiện nay, công việc này đã làm xong.
Theo chúng tôi, đây là di tích quan trọng, cần được tiếp tục nghiên cứu, khai quật. Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo Viện Khảo cổ học, Sở Văn hoá-Thông tin Hà Nội, Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội cũng như của các cấp chính quyền địa phương.
Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2001.
Bùi Minh Trí (Viện Khảo cổ học)
Comments