Các quan viên
Đúng như tên gọi, quan viên chỉ những người có học hành, các chức dịch ở làng, cả đương nhiệm và đã mãn nhiệm như Phó lý, Lý trưởng, Quản xã. Quan viên có Quan viên Tư văn và các Quan viên Kỳ dịch.
Quan viên Tư văn là những người có chân trong Hội Tư văn gồm những người học hành đỗ đạt của làng.
Hằng năm hội tổ chức tế đức Khổng Tử, vị tổ của đạo Nho, các vị tiên hiền (các bề tôi của Khổng Tử), các hậu hiền (những người đỗ đại khoa, trung khoa và tiểu khoa của làng đã mất). Hằng năm vào mùa xuân mùng 10 tháng 2 và mùa thu 12 tháng 8, Hội Tư văn tổ chức tế lễ vào ngày Đinh đầu tháng. Sau tuần tế, cụ Chủ tế đọc Văn tế, nội dung ca ngợi công trạng của vị tổ đạo Nho, và danh tính các vị đỗ đạt của làng. Chính nhờ các bản văn tế này, mà ngày nay chúng ta biết được tên tuổi những người có học của làng từ đời Lê, đời Nguyễn đến Tây Sơn.
Hơn 100 năm trước, ở làng có cụ Hậu Nghé bỏ nhiều tiền của dựng cho làng đình, chùa, văn chỉ. Vào các kỳ tế lễ, nhớ ơn người có công, các quan viên tế cả tổ tiên cụ Hậu Nghé. Đến đời cụ Hàn Quýnh thì làng Kim Lan có hai Hội Tư văn. Cụ Hàn Quýnh là người có thế mạnh, lại giàu có, lập thêm một Hội tư văn nữa. Người vào hội khá đông. Hội này tế thánh ở Cầu Vật, do cụ Quýnh làm.
Còn các quan viên kỳ dịch lo việc tế lễ hội hè của làng. Vào quan viên cũng phải khao, nhà giàu tổ chức ăn uống linh đình hai ba ngày. Người không có thì nộp tiền.
Phường Trống
Phường Trống ở Kim Lan có từ lâu đời. Phường lập ra để phục vụ các quan viên tế ở đình làng.
Phường có 16 người.
Đứng đầu Phường Trống là một ông Chùm, người này nhất thiết phải có chân quan viên. Mỗi ông Chùm lo công việc của phường trong hai năm, được làm 5 sào công điền để lấy hoa lợi chỉ dùng cho phường. Hằng năm, vào ngày mùng 6 tết, ông Chùm làm cỗ mời phường và các vị chức dịch như Chánh phó hội, Phó lý và Lý trưởng để bàn việc phục vụ tế tự trong năm. Nếu năm đó có ai ở phường vì tang chở và các lý do khác mà không được ở phường nữa thì làng phải đi bắt giai.
16 người Phường Trống được xếp theo 4 bàn: Bàn nhất 4 người, 2 người gõ lang (thanh la), 2 người tiu cảnh. Bốn ông bàn nhất người thông thạo các nghi thức tế lễ. Chỉ huy phường trống là ông Thủ hiệu. Khi ông Thủ hiệu già yếu mất hoặc gặp tang chở thì ông ở đầu bàn nhất lên thay.
Bàn nhì, 4 người đánh trống bồng, còn gọi là Bàn tạm. Một năm hai lần vào tháng 5 và tháng 10 phường tổ chức liên hoan ở nhà ông Thủ hiệu rút kinh nghiệm
thì 4 người của bàn này phải lo tạm ứng tiền. Bàn ba, 4 người trống bản. Khi tổ chức ăn uống
vào tháng 5 và tháng 10 thì đi mua gạo thịt và kiêm việc nấu nướng.
Bàn bốn, 4 người trống bản. Khi phường có ăn uống thì giữ việc đi mời khách. Người nào trong phường có tang trở, phải tự nghỉ,
người ở bàn sau được chuyển lên bàn trước. Năm đó
làng phải đi bắt giai bổ sung vào bàn tư. Việc bắt giai do ông Thủ hiệu và 4 ông bàn nhất lo liệu. Phường tuyển trại định từ 18 tuổi trở lên, không khuyết tật, bố mẹ còn, kinh tế gia đình khá. Kinh tế khá, vì sau khi gia nhập phường, các thành viên phải tự săm trang phục như: Khăn lượt, áo the cặp, giày Ký Long. Con Lý trưởng, Phó lý được miễn vào phường này.
Hội làng Kim Lan diễn ra từ mùng 10 đến 15 tháng Giêng, để chuẩn bị cho hội, mọi việc phải chuẩn bị kỹ càng từ nhiều ngày trước đó. Riêng Phường Trống thì
Mùng 7 bắt giai
Mùng 8 tế tập
Mùng 9 tắm giặt Mùng 10 rước văn với Lin
Ngày mùng 7 Phường Trống tập luyện cả ngày, buổi trưa ăn cỗ ở nhà ông Chùm. Sau đó tập tiếp đến 11 giờ đêm, nếu thuộc thì được ăn bồi dưỡng 1 bát chè đường với xôi vò, còn chưa thuộc phải tập đến khi nào thuần thục mới ăn.
Sáng 11 tháng Giêng, Phường Trống phục vụ các quan viên tế thần. Các thành viên chít khăn lượt, mặc áo dài trắng, quần trắng may bằng vải Trúc bậu, thắt lưng đỏ bỏ múi bên cạnh sườn; bên ngoài mặc áo the.
Điều khiển phường trống là ông Thủ hiệu tay cầm trống khẩu.
Khi tế thánh, trống đánh theo nhịp một và ba; khi đi rước thì đánh liên tục nhịp một, nhịp ba; thấy dài cần chuyển nhịp, ông Thủ hiệu gõ “tông” thì chuyển sang nhịp bảy. Nói về nghệ thuật đánh trống, người trong phường có câu: “Hết nhịp bảy nảy nhịp ba ra nhịp một”. Sau tuần tế thánh từ 8 đến 10 giờ là đến Phường Trống lễ chữ “Thiên hạ thái bình”, “Tài tử giai nhân”. Lễ chữ có nơi gọi là xếp chữ. Dưới chỉ huy của Thủ hiệu bằng tiếng trống “tong”, “tong” thì các người trong phường lần lượt, theo các động tác đã được luyện tập, đứng vào các vị trí của nét ngang, nét sổ, nét mác để quan viên hình dung được chữ Thiên, sau đó là chữ Hạ, chữ Thái, chữ Bình. Mỗi chữ xếp xong, các thành viên đều hướng vào ban thờ thần ở hậu cung đình vãi ba vái.
Trước đây, người nào được vào Phường Trống là một vinh hạnh. Hằng năm, những người này được miễn phu phen tạp dịch và cả binh dịch nữa. Đến nay, người làng còn nhớ các ông Thủ hiệu tài năng điều khiển Phường Trống như cụ Thủ Đặt, cụ Thủ Sẹo, cụ Thủ Tông, cụ Thủ Tảo, cụ Thủ Lưu. Các cụ Mạch, cụ Dậu, cụ Sửu, cụ Kiện ở bàn nhất rất lâu. Riêng cụ Dậu có 22 năm ở bàn nhất. Làng Kim Lan hiện nay còn cụ Tuế, cụ Chữ là người ở Phường Trống đã bước vào tuổi 90.
Phường Bát âm
Phường Bát âm có xưa. Phường phục vụ việc tế thần của các quan viên tại đình, miếu, văn chỉ. Sau khi tấu nhạc phường cũng có trò xếp chữ. Sau này, do có đông người thích các hoạt động sôi nổi của phường, cụ Lý Văn cho lập thêm một phường Bát âm nữa. Bát âm là tám nhạc cụ hoà tấu theo điệu Lưu thuỷ, nhưng đông người, có thể sử dụng hai nhị, hai sáo....
Người vào phường Bát âm cũng được hưởng mọi quyền lợi như người vào phường Trống, và được làng cấp cho 5 sào đất. Hàng năm, từ mùng 4 đến mùng 5 tháng Giêng các thành viên tập tại nhà ông Chùm, số người từ 20 đến 25 tập xếp chữ “Thiên hạ thái bình”.
Phường chèo
Phường chèo ở Kim Lan do cụ Trương Văn Chi làm Chùm trưởng. Nhà cụ Chi nghèo nhất làng nhưng cái nghèo khó không thể cản được thú đam mê hát chèo của cụ. Thầy dạy hát là cụ Tử Vưu, cụ Quản Giá ở làng Chử Xá. Khi đã thuộc các tích tuồng chèo, cụ về dạy cho một số người làng và lập một phường riêng. Phường chèo của cụ có 14-15 người, lấy người Kim Lan làm nòng cốt. Đó là các cụ Nữ Bảng (đẹp traithường đóng giả nữ nên thành tên gọi), cụ Ba Bản, cụ Bếp Trị, cụ Hai Sửu, cụ bà Hảo (hát ca trù). Phường còn thu hút cả một số người
ở làng bên như cụ Năm Tùng ở làng Sâm Khố, cụ Hai Cẩu ở Dương Liệt, vợ chồng cụ Hỗ ở Yên Đà. Người vào phường phải tự lo đủ thứ. Bản thân cụ Chi nhà rất nghèo, nhưng khi có khách đến nhà đều được cụ bà cơm cháo đón tiếp tử tế, trong khi các con thì ăn cơm bột với rau. Để có trang phục cho các vở diễn, cụ mua vải về may cho đỡ tốn tiền.
Trước đây làng Kim Lan có câu: “Bốn ngày hội vật, năm đêm hát chèo”. Năm đêm hát chèo đều do phường Chèo Kim Lan biểu diễn. Chương trình kéo dài cả đêm mà vẫn có đông người xem. Thường thì nửa đêm về tối hát tuồng, nửa đêm về sáng hát chèo. Sân khấu chỉ là cái chiếu giải trước cửa đình, và hòm đựng trang phục được sử dụng vào việc bài trí.
Sau hội làng, phường Chèo Kim Lan đi biểu diễn ở khắp các nơi. Một năm đi hai đợt. Đợt một đi từ tháng Giêng đến tháng Tư; đợt hai từ tháng Tám đến gần tết Nguyên đán. Các vai diễn được mọi người nhập tâm, có khi được chỉnh sửa mỗi lần đi diễn. Bản thân cụ Chùm Chị là người không biết chữ nào nhưng do say mê với nghệ thuật dân tộc, cụ đã tạo được những vẻ riêng khá độc đáo. Khi thành lập đoàn Chèo Hà Nội, cụ Lý Bá Tuyên đã nhờ cụ Chi ra hướng dẫn một thời gian.
Vào những ngày xuân, khi các làng thì thùng trống hội thì cũng là lúc các chàng trai người Kim Lan tìm đến đua tài. Phường vật Kim Lan có hơn một chục ngườiđến làng Công Luận, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên vào mùng 4 tết, làng Đại Lan, huyện Thanh Trì và làng Khoan Tế, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm vào mùng 6 tết, hội làng Xuân vào ngày 15 tháng 2Cũng có trường hợp đi chơi xuân, tình cờ thấy có làng mở hội (sở ngộ) thì vào đấu. Giải thưởng chỉ là 1 bao thuốc lá, 1 cái khăn mặt và 50 đồng.
“Giai thi mạnhgái thi mềm, đấu vật đương nhiên phải dùng sức, nhưng người thi còn phải có mẹo nữa. Những miếng hay mẹo ấy các trai làng Kim Lan phải để ý các đồ ở các làng thi đấu mà bắt chước.
Học vật phải có lòng say mê và bắt chước giỏi mà thành. Cụ Phạm Văn Phú khi học được nhiều miếng hay, về tập hợp các trai trong làng học vật ở sân nhà cụ vào các buổi tối. Sau cụ Phú trở thành chùm vật của làng.
Trước đây, ở Kim Lan có cụ Phức, cụ Dị Gái là những độ nổi tiếng một thời. Sau năm 1945 có cụ Nhiêu, cụ Mẽn, cụ Chi, cụ Tại. Làng Xim Lan mở hội vật từ 10 đến 15 tháng Giêng hằng năm, các đô ở làng bên cũng đến dự. Các đồ làng Mai Động, khi đó còn thuộc huyện Thanh Trì đến Kim Lan hi đấu, được các cụ Sênh, cụ Sự, cụ Chưởng bạ Lùn tiếp đấu.
Phường vật quy định khi đấu với các đô đến góp vui tại hội làng, phải sử dụng khéo các miếng, không để các đồ đến dự bị đau, tạo không khí vui vẻ trong toàn dân. Các đô vật Kim Lan sử dụng các miếng: Bá tay tư, vét chân, xốc nách, miếng dưới, gọi là cối lỗ (bốc đối thủ); và cấm: Húc, kẹp cổ, và bóp vào hạ bộ.
Hiện nay, tại Kim Lan còn có cụ Trương Văn Nhiều (84 tuổi) và cụ Phạm Văn Chương (83 tuổi) là hai thành viên của phường vật ngày xưa. Cụ Chương là con trai cụ Chùm Phạm Văn Phú. Cụ có vóc người to lớn, khi đã thi đấu thì ít người thắng được. Một lần có ông Trực ở làng Khoan Tế mời đi dự hội Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), do bận đánh cá, nói mãi ông Chương mới đi cùng.
Đến Đình Bảng, hội vật đương vào hồi cao trào, cụ vào vật thử một “keo hàng” trình nghề và thắng ngay đổi phương. Năm 1955, dân công các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình đến ở Kim Lan để đào sông Hưng Thái-Ninh. Buổi tối, cụ Phó Chi ở xóm Đìa tổ chức thi vật với các đô của hai tỉnh đó, Các cụ Dị Gái, cụ Mãn là hai tay cự phách của làng thị đấu bị thua, để giữ thể diện cho phường, cụ Dị liền đến nhà nói với cụ Chương ra giúp sức. Lúc đó, cụ Chương đang ốm, nhưng nể bạn, cụ đã nhận lời.
Sau vài phút “trình nghề”, chỉ bằng một miếng “lộn” thuần thục, cụ nhanh chóng hạ được đổ người Thái Bình sắp đoạt “vô địch”. Xóm Chùa có 3 anh em ông Ba Láng, ông Phồng, ông Chung là những đô vật giỏi.
Xã cấp cho phường Vật 6 sào. Hàng năm cứ đến ngày mùng 5 phải tập luyện cho đến ngày mùng 10 tháng Giêng. Chi phí cho luyện tập lấy từ hoa lợi của 6 sào đất này.
Tục kết chạ giao hiểu
Làng Kim Lan kết chạ với làng Thuý Lĩnh, nay thuộc phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai. Dẫu hai làng ở cách nhau con sông Nhị, nhưng lại sống với nhau rất thân tình. Khi làng Kim Lan làm đình thì người Thuý Lĩnh cử người sang gánh đất đắp nền. Làng Kim Lan còn kết chạ với làng Công Luận, huyện Văn Giang, Hưng Yên. Trong bản văn tế của làng có ghi, vào năm Duy Tân thứ 9, làng có thiếp mời hai làng này đến Kim Lan dự hội. Mỗi làng cử một đoàn rước kiệu long đình, bát bửu đến Kim Lan, và làng Kim Lan đã cử các phụ lão và phường Bát âm ra đón. Vào ngày chính hội, tại đình Kim Lan còn có hội tế giữa ba làng và viên chủ tế đọc bản hợp tế văn.
Ngoài hai làng trên, Kim Lan còn giao hảo với làng Nam Dư Hạ, nay thuộc phường Trần Phú, quận Hoàng Mai và làng Đại Lan, xã Duyên Hà, Thanh Trì. Vào thế kỷ XIX, làng Đại Lan (khi ở bờ Bắc sông gọi là Đại Quan Châu) có đất ruộng giáp với Kim Quan. Hai làng có chung phong tục tập quán, và đã kết bạn bằng hữu. Khi dân làng Đại Quan bị loạn lạc thiếu đói đã được người Kim Lan cưu mang.
Comentarios